(HBĐT) - Từ xa xưa, người Mường xem chiêng như vật báu, thậm chí chiêng được coi là có linh hồn, không chỉ sử dụng trong việc gia đình mà còn dùng nhiều trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như lễ mừng cơm mới, đón Tết, hội hè, đám cưới, kể cả đi sắn bắn hoặc báo tin. Với người Mường Hòa Bình nói chung, người Mường Vang (Lạc Sơn) nói riêng, chiêng là nhạc khí dân tộc, âm thanh quan trọng nhất, linh thiêng nhất trong sinh hoạt văn hóa.


Hòa tấu chiêng Mường tại Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập huyện Lạc Sơn (năm 2016).ảnh: TL

Để bảo tồn và phát triển văn hóa chiêng Mường, cụ thể hóa đề án "Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, huyện Lạc Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đề cao vai trò của cộng đồng người dân trong bảo tồn văn hóa phi vật thể, văn hóa chiêng. Cùng với phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển tại địa bàn cơ sở, huyện đã tuyên truyền, thúc đẩy luyện tập, đưa các tiết mục chiêng vào các hội diễn theo hình thức sân khấu hóa. Chiêng cũng thường là tiết mục mở màn cho các chương trình thể thao, văn hóa, các lễ hội lớn của xã, của huyện.

Đáng chú ý, vào tháng 8/2017, huyện đã tổ chức được 1 lớp tập huấn, truyền dạy kỹ năng, nghệ thuật đánh chiêng Mường với sự tham gia của gần 150 học viên là nghệ nhân, cán bộ văn hóa của 29/29 xã, thị trấn. Theo đồng chí Bùi Thị Thủy, Trưởng phòng VH – TT huyện, Lạc Sơn là một trong những địa phương đầu tiên của tỉnh tổ chức được lớp truyền dạy nghệ thuật đánh chiêng Mường. Qua nghiên cứu xác định 1 bộ chiêng Mường đầy đủ phải có 12 chiêng tương ứng với 12 tháng của năm. Có những nguyên tắc, quy tắc cơ bản, chẳng hạn để hình thành một phường bùa đi chúc Tết ngày xuân, đội phải có từ 1 – 2 người biết hát, chúc, chào (phát rác). Trước khi bước vào ngõ một gia đình để chúc Tết, việc đầu tiên là hát bài phát rác. Một đoàn có đầy đủ thành phần như trên gọi là phường bùa. Chiêng theo những phường xắc bùa mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà, chúc phúc cho những đôi uyên ương trong ngày cưới. Chiêng cũng thành khẩn tiễn biệt những linh hồn từ xứ Mường người về xứ Mường ma. Thúc giục những bước chân đi trảy hội xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan điềm dữ trong cuộc sống và mang về ước nguyện ấm no. Vì lẽ đó, chiêng Mường được coi là nhạc cụ thiêng liêng, được truyền thụ qua nhiều thế hệ, trở thành nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu.

Nghệ nhân Quách Thanh Vin ở xóm Cháy, xã Liên Vũ – người được xem là linh hồn của lớp tập huấn, truyền dạy cho biết, qua đây, lớp trẻ và người dân biết được kỹ thuật đánh các bài hòa tấu, các giai điệu chiêng (xắc bùa) truyền thống. Biết được với chiêng có những điều cấm kỵ như không để chiêng úp xuống sàn hoặc xuống đất, nếu có để tạm thì để ngửa, nếu cất lâu dài có thể treo hoặc để ngửa lên trên gác. Khi tiến hành các bài chiêng cũng có bài bản ở mọi không gian từ trần nhà sàn, dưới sân, ngoài bãi, nơi công cộng hoặc vừa đi vừa đánh. Đặc biệt khi đánh trên sân khấu, các thành viên trong phường bùa phải nghe bằng tai chứ không phải chỉ nhìn bằng mắt, đòi hỏi có sự nhạy cảm về âm thanh, linh hoạt khi thực hiện các giai điệu. Trong chương trình thực hành trên chiêng diễn ra theo trình tự các bài chiêng từ dễ đến khó. Đây là các bài chiêng phổ biến, thông dụng nhất vùng Mường Vang và một số điệu ở vùng khác do có sự giao thoa văn hóa mà các bài chiêng du nhập ngày càng phong phú. Tuần tự từ dễ đến khó là chiêng gọi, vong hai, vong ba, vong bốn, đùm đim, đốn dến ngắn, dốn dến dài, bông trắng, bông vàng…

Thống kê đến nay, toàn huyện có hơn 3.500 chiếc chiêng được lưu giữ trong nhân dân. Chiêng được sử dụng thường xuyên trong các dịp lễ tết, lễ hội, các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ ở khu dân cư. Vào dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, các nghệ nhân chiêng của huyện đã tham gia và biểu diễn hòa tấu. Từ đây, ý thức, phong trào học tập, lưu giữ các nhạc cụ truyền thống độc đáo được khơi dậy, từng bước sưu tầm, khôi phục và gìn giữ, bảo tồn được nét đẹp giá trị nhân văn của chiêng Mường góp phần thiết thực xây dựng nền văn hóa các dân tộc tiên tiến, đậm đà bản sắc. Loại hình nghệ thuật đánh chiêng được bảo tồn và phát huy cũng giúp địa phương tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa và phục vụ du khách đến thăm quan du lịch.

Bùi Minh

Các tin khác


Lễ hội chùa Hương 2018: "Không để tái diễn hình ảnh phản cảm"

Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, năm nay, lễ hội sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới. Bên cạnh đó, ban tổ chức sẽ siết chặt công tác quản lý, để đảm bảo mùa lễ hội diễn ra an toàn, văn minh.

Mông Hóa - nơi “giữ lửa” văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Xã Mông Hóa từ lâu đã được coi là "cái nôi” văn hóa Mường huyện Kỳ Sơn. Với người Mường trên địa bàn chiếm 70%, đời sống còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng với nỗ lực gìn giữ các nét đẹp văn hóa truyền thống, xã Mông Hóa đang lưu truyền nhiều giá trị đặc trưng của dân tộc Mường, đặc biệt là văn hóa chiêng.

Phim Việt và bước chuyển mình ấn tượng

Năm 2017 vừa qua có thể nói là một năm điện ảnh Việt Nam khởi sắc, đón nhận nhiều tin vui. Không chỉ có những tiến bộ về hành lang pháp lý phát triển điện ảnh, mà chất lượng phim chiếu rạp cũng được nâng cao theo thị hiếu khán giả, dòng phim truyền hình sau nhiều năm im ắng cũng đã thu hút khán giả trở lại.

Khai trương tour du lịch tâm linh và trải nghiệm du thuyền Hồ Hòa Bình

(HBDT) - Ngày 17/1, Công ty CP đầu tư Du lịch Hòa Bình đã khai trương tour du lịch tâm linh và trải nghiệm du thuyền Hồ Hòa Bình.

“Hài Tết càng lạm dụng cảnh hở hang là càng tự hại mình”

Đó là nhận định của nghệ sĩ Trung Hiếu về câu chuyện hài Tết ngày nay đang ngày càng lạm dụng các cảnh hở hang để câu khách.

Triển khai công tác phát triển du lịch năm 2018

(HBĐT) - Ngày 16/1, Ban chỉ đạo du lịch tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phát triển du lịch năm 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục