Hoạt động văn hóa - văn nghệ phát triển sâu rộng, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện NQ T.ư 5 (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã tham mưu BTV Tỉnh uỷ (khoá XII) tổ chức nghiên cứu, quán triệt và ban hành Kế hoạch, Chương trình hành động để tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện một cách cụ thể, sát với tình hình thực tế của tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện tốt NQ T.ư 5 trên địa bàn. Qua 15 năm triển khai thực hiện, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền được nâng cao, phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm, hành động của CB, ĐV và các tầng lớp nhân dân đối với công tác văn hoá.
Việc xây dựng môi trường văn hóa được gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chương trình xây dựng NTM, đô thị văn minh từng bước đi vào chiều sâu. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, xây dựng các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư xây dựng và được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Hoạt động văn hoá đi vào nề nếp, tình làng, nghĩa xóm ngày càng được gắn kết, từng bước hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, góp phần giáo dục các thế hệ có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, năng lực lao động sáng tạo, đáp ứng yêu, cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, với sự lãnh đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối, kết hợp tích cực tuyên truyền, vận động của MTTQ và các tổ chức CT-XH về xây dựng nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan theo các chỉ thị, kết luận, kế hoạch của T.ư và BTV Tỉnh uỷ đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững TTXH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Việc cưới, việc tang và lễ hội được đổi mới theo hướng ngày càng tiến bộ nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc dân tộc và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
Qua phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình hành động và kết luận của Bộ Chính trị, BTV Tỉnh uỷ về tiếp tục xây dựng và phát triển văn hóa - nghệ thuật (VH-NT) trong thời kỳ mới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ văn nghệ sĩ đã nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển VH-NT trong thời kỳ mới. ý thức về bảo tồn, phát huy giá trị VH-NT của nhân dân được nâng lên. Việc đổi mới và nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về VH-NT được chú trọng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, quản lý hóa, VH-NT được quan tâm. Bước đầu đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động VH-NT, thu hút các nguồn lực trong toàn tỉnh đầu tư xây dựng các thiết chế, công trình, hoạt động VH-NT. Văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị VH-VN truyền thống, là cơ sở quan trọng để địa phương tiếp tục xây dựng và phát triển VH-NT thời kỳ mới, vì mục tiêu xây dựng văn hoá, con người tiến bộ, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW của Ban Bí thư về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội, các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đã nhận thức rõ tầm quan trọng về xây dựng văn hóa, con người trong thời kỳ mới. Cùng với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đã tích cực đấu tranh, phòng chống, đẩy lùi các sản phẩm độc hại, ảnh hưởng xấu tới nhân cách và phát triển xã hội bền vững. Đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm trong công tác. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong kiểm soát, ngăn chặn các sản phẩm văn hóa độc hại đạt nhiều kết quả, góp phần phát hiện, xử lý kịp thời những sự vụ, hành vi vi phạm, không để xảy ra trường hợp nổi cộm trên địa bàn. Việc rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm thực hiện. Các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền về nhiệm vụ chống sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm văn hóa độc hại trên phương tiện thông tin đại chúng, phát hiện, biểu dương gương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. Đặc biệt, nhờ quán triệt và thực hiện nghiêm túc NQ T.ư 9 (khoá XI) về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã góp phần làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hành động của toàn xã hội trong việc xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam trước những yêu cầu thực tiễn.