(HBĐT) - Thủy điện Hòa Bình từ lâu là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến với hồ Hòa Bình. Đến thăm thủy điện Hòa Bình, bạn sẽ hiểu thêm về ký ức hào hùng, những năm tháng không thể nào quên của các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động không quản ngại hy sinh, vất vả, bền bỉ có mặt trên công trường đầy thử thách và khắc nghiệt, chạy đua với thời gian thực hiện tiến độ ngăn sông đắp đập, xây dựng nhà máy phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.


Công trình thủy điện Hòa Bình, sừng sững chắn ngang dòng sông Đà là thành quả của chủ trương đúng đắn thực hiện mục tiêu "điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước; thành quả của ý chí, tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ với nỗ lực cao độ của cán bộ, kỹ sư, công nhân, lao động và đội ngũ chuyên gia nước bạn đã làm nên những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại.

Công trình thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, lượng điện bình quân 9,5 tỷ/KWh. Công trình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh còn gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, điều kiện thi công phức tạp, sức ép tiến độ đặc biệt cao. Hàng vạn thanh niên từ các vùng nông thôn miền Bắc xung phong làm việc tại công trường thủy điện - Công trường Thanh niên Cộng sản. Trên 500 kỹ sư và trung cấp kỹ thuật vừa tốt nghiệp, 800 chuyên gia là công trình sư, kỹ sư và công nhân lành nghề của Liên Xô được điều động đến công trường.


Công trình thủy điện Hòa Bình ngày ngăn sông đắp đập.

Cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư và công nhân lao động cùng chuyên gia nước bạn không quản khó khăn, gian khổ lao động quên mình ba ca, bốn kíp, tất cả "Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, tiến độ thi công không lúc nào bị gián đoạn. Lòng quyết tâm cao độ, nghị lực, sự sáng tạo, đồng lòng nhất trí đã làm nên những kỳ tích, biểu tượng của tinh thần, khí thế lao động miệt mài, hăng say, hoàn thành vượt mức bảo đảm chất lượng các mục tiêu cải tạo, chinh phục dòng sông Đà.

Trên công trường thủy điện Hòa Bình nhiều kỷ lục được xác lập. Ngày 12/1/1983, thực hiện ngăn sông Đà đợt 1; ngày 9/1/1986 hoàn thành thi công các công trình đầu mối ngăn sông Đà đợt 2 - đỉnh cao là những nỗ lực thực hiện thắng lợi khẩu hiệu "Cao độ 81 hay là chết” - Cuộc ngăn sông lịch sử chạy đua với nước lũ lớn nhất thế kỷ XX.

Cuối năm 1988, sau 9 năm ròng rã kể từ ngày khởi công, tổ máy số 1 phát điện, Nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, cả công trường hân hoan, xúc động, ngập tràn cờ, hoa hạnh phúc. Các tổ máy nối tiếp phát điện bảo đảm tiến độ. Ngày 20/12/1994, công trình thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy, công suất lên tới 1.920 MW được khánh thành và hòa lưới điện quốc gia, ghi nhận sự trưởng thành vượt bậc của ngành năng lượng Việt Nam và của ngành điện nói riêng.

Vì dòng diện của Tổ quốc đã có 168 cán bộ, côngnhân, viên chức và chuyên gia của Liên bang Xô Viết đã ngã xuống trong quá trình xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, trở thành biểu tượng cao đẹp của sự hy sinh, cống hiến và tình hữu nghị Việt - Xô, nay là Việt - Nga. Từ khi vận hành đến nay, thủy điện Hòa Bình đã phát sản lượng đạt trên 200 tỷ Kwh, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế đất nước.


Lê Chung


Các tin khác


Chùm kịch nói kỷ niệm 30 năm ngày mất của tác giả Quang Vũ

Nhà hát Tuổi trẻ sẽ mang đến cho công chúng chùm các vở kịch nổi tiếng của Lưu Quang Vũ nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông vào các tối thứ bảy từ ngày 4/8 – 1/9.

Công bố Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

(HBĐT) - Sáng 1/8, Sở Thông tin và Truyền thông- đơn vị chủ trì lập Quy hoạch tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên của Hội đồng Thẩm định Quy hoạch và phóng viên các quan thông tấn, báo chí trên địa bàn.

85 em thiếu nhi tham gia trại hè thắp sáng ước mơ

(HBĐT) - Vừa qua, tại Trung tâm hoạt động TTN đã diễn ra Trại hè thắp sáng ước mơ thiếu niên tỉnh Hòa Bình năm 2018;  85 em thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tham dự chương trình.

Huyện Lạc Thủy phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

(HBĐT) - Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế, đặc biệt là du lịch tâm linh. Đây cũng được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, để khai thác được lợi thế này huyện gặp một số khó khăn, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Do đó, ưu tiên đầu tư cải thiện cho vấn đề này đang được huyện Lạc Thủy chú trọng.

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn - Bông bưởi ngát hương

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn như hoa bưởi trong thơ và trong đời, lặng lẽ, tinh khiết trên những dặm dài gió bụi, lặng lẽ tỏa hương…

Rộn ràng văn nghệ quần chúng xã Kim Bôi

(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào văn nghệ quần chúng ở xã Kim Bôi (Kim Bôi) phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào các đội văn nghệ. Qua đó góp phần bảo tồn, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục