Với chủ đề "Sông núi trên vai,” Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi đã chính thức khai mạc sáng nay (17/2) tại Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội).


Nhà thơ Anh Ngọc đọc thơ tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam 2019 với chủ đề "Sông núi trên vai." (Ảnh: PV/Vietnam+)

Hướng về biên giới, hải đảo

Đại diện Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, trong những năm trước, Ngày thơ Việt Nam được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng Âm lịch. Tuy nhiên, năm nay, chương trình được tổ chức sớm hơn hai ngày (13/1 Âm lịch), hướng tới kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2019). Ngoài ra, việc tổ chức vào Chủ Nhật cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công chúng tham dự chương trình.

"Chủ đề ‘Sông núi trên vai’ còn thể hiện tinh thần hướng về mọi miền biên cương, hải đảo Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước nói chung của những người cầm bút. Cảm thức thiêng liêng về miền biên viễn mang tới cho nhà thơ, nhà văn những suy ngẫm, cảm xúc lắng sâu để cho ra đời những sáng tác đặc biệt về đề tài này. Những tác phẩm viết về biên giới, hải đảo đã trở thành một nguồn mạch quan trọng của văn học Việt Nam,” ông Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho hay.

Theo đó, nhiều tác phẩm khẳng định chủ quyền lãnh thổ, ngợi ca tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần chiến đấu quả cảm, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã vang lên trong Ngày thơ Việt Nam 2019: "Nam quốc sơn hà,” "Thư mùa Đông,” "Viết từ đảo nhỏ”


Cuộc đời, sự nghiệp của những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu được giới thiệu tại Ngày thơ Việt Nam 2019. (Ảnh: PV/Vietnam+)


Triển lãm giới thiệu chân dung, sự nghiệp của các nhà thơ, nhà văn Việt Nam có những sáng tác tiêu biểu về biên giới, hải đảo quê hương (Nguyễn Quang Thiều, Hữu Việt, Hoàng Cầm, Anh Ngọc…) cũng được tổ chức trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17.

Bên cạnh các tác giả Việt Nam và công chúng yêu thơ trong nước, Ngày thơ Việt Nam năm nay còn có sự tham dự của gần 200 đại biểu (là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả) đến từ 46 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

"Sự góp mặt của các đại biểu nước ngoài cho thấy sự đồng hành, ủng hộ của bạn bè quốc tế với các nhà văn, nhà thơ nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc,” Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định.

Đây cũng là dịp để quảng bá văn học Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hội Nhà văn Việt Nam đã biên soạn ba ấn phẩm: "Khái quát 10 thế kỷ văn học Việt Nam,”"Sông núi trên vai” (tuyển tập thơ Việt Nam) và "Một loài chim trên sóng” (tuyển tập truyện ngắn Việt Nam hiện đại).

Những ấn phẩm này được in song ngữ tiếng Việt-tiếng Anh để giới thiệu các thành tựu nổi bật, chân dung các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam với các đại biểu quốc tế tới tham dự Ngày thơ Việt Nam 2019.

"Mở đường bay” cho thơ trẻ

Thay vì diễn ra trên sân Thái Học như mọi năm, Sân thơ trẻ 2019 được tổ chức tại sân Thái Miếu của Văn Miếu-Quốc Tử Giám với nhiều hoạt động phong phú, tăng cường sự giao lưu, tương tác giữa tác giả và bạn đọc.

Chủ đề "Mở đường bay phía trước” của Sân thơ trẻ năm nay được lấy cảm hứng từ niềm tự hào trước ý chí, nghị lực, sức trẻ của các cầu thủ trong đội tuyển bóng đá quốc gia. Tại đây, công chúng yêu thơ được gặp lại nhiều tác giả với những cá tính sáng tạo khác biệt: Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Anh Vũ, Miên Di, Trần Nhật Minh, Nguyễn Minh Cường, Bùi Việt Phương…

Ngoài ra, Sân thơ trẻ năm nay có sự tham gia đọc thơ, giao lưu trực tiếp của 10 nhà thơ nước ngoài, tạo ra không khí tươi mới.


Những sáng tác được thể hiện tại Sân thơ trẻ thể hiện những góc nhìn đa chiều, phản ánh sinh động, súc tích mọi mặt của đời sống đương đại. Phần đọc thơ của các tác giả được dẫn dắt xuyên suốt bằng tiếng đàn guitar của nghệ sỹ Nguyễn Tuấn và tiếng piano của nghệ sỹ Trần Quang Sơn, để lại dư âm sâu lắng. 

Trong dịp này, các hoạt động hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17 - Xuân Kỷ Hợi cũng được tổ chức tại nhiều địa phương trong cả nước./.

 

            TheoVietnamplus

Các tin khác


Ngân vang tiếng chiêng chúc lộc xuân

(HBĐT) - Đối với người Mường, chiêng được coi là vật báu, là linh hồn của xứ Mường. Chiêng được giữ gìn trong từng nếp nhà. Âm vang trầm bổng, hào hùng của chiêng tham gia vào các sự kiện lớn của tỉnh. Đa số các lễ hội của người Mường nếu chiêng không vang lên thì ngày hội chưa bắt đầu.

Bữa cơm “chín lụn” ở Mường Vang

(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, gia đình ông Bùi Thế Lượng, xóm Vó, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) cũng làm bữa cơm tất niên theo phong tục, tập quán của người Mường Vang. Lợn gần 1 tạ được nuôi cẩn thận trong 1 năm qua. Đàn gà đang đến độ mỡ màng, chắc thịt. Rau cỏ xanh mướt, lá dong gói bánh cũng sẵn trong vườn.

Hội xuân Văn hóa – Thể thao và liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Kỳ Sơn xuân Kỷ Hợi năm 2019

(HBĐT) -Ngày 15/2, tại xã Mông Hóa (huyện Kỳ Sơn), UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Hội xuân Văn hóa – Thể thao và liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Kỳ Sơn xuân Kỷ Hợi năm 2019. Tham gia hội xuân có 10 đoàn với hơn 300 diễn viên, vận động viên và nghệ nhân.

Vui xuân trẩy hội Gầu Tào

(HBĐT) - Lễ hội Gầu tào là lễ hội có truyền thống lâu đời trong phong tục của người Mông. Từ năm 2017, lễ hội chính thức được phục dựng tại hai xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu. 

Xin chữ - Đừng để mai một nét đẹp văn hóa

Đã thành lệ, những ngày đầu xuân năm mới, việc xin chữ đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt trên mọi miền Tổ quốc. Ngay từ những ngày cuối tháng chạp cho tới đầu tháng giêng, Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) luôn tấp nập người đến xin chữ.

Vui xuân trẩy hội Gầu tào

(HBĐT) - Ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, UBND xã Pà Cò, huyện Mai Châu tổ chức lễ hội Gầu tào đồng bào Mông hai xã Hang Kia và Pà Cò. Đây được coi là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Mông hai xã Hang Kia, Pà Cò. Lễ hội Gầu tào năm nay còn đặc biệt hơn khi đây cũng là năm đầu tiên đồng bào Mông ăn tết theo tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục