(HBĐT) - Ngày 30/10, tại Nhà văn hóa huyện Kim Bôi, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh phối hợp tổ chức giao lưu truyền thông tuyên truyền xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh" năm 2019. Tham gia giao lưu có 11 đội đến từ 11 huyện, thành phố. Mỗi đội có 10 thành viên là các hội viên, đoàn viên các đoàn thể CT-XH và nhân dân trong tỉnh.
Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh trao giải cho các đội tham gia giao lưu.
Các đội tham gia giao lưu 3 phần: chào hỏi thông qua hình thức sân khấu hoá, thời gian không quá 5 phút; tìm hiểu kiến thức (các đội cử đại diện trả lời câu hỏi); tiểu phẩm tuyên truyền, thời gian không quá 10 phút.
Ngoài ra có phần giao lưu dành cho khán giả bằng hình thức giải ô chữ và đuổi hình bắt chữ liên quan đến xây dựng NTM.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, chương trình giao lưu truyền thông đã thành công tốt đẹp và thu hút trên 300 khán giả. Các đội có sự chuẩn bị chu đáo, mang đến nhiều tiết mục hấp dẫn, có giá trị truyền thông tốt. Qua đó, góp phần tuyên truyền để cán bộ, hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân hiểu về chương trình xây dựng NTM và tích cực tham gia, hưởng ứng thực hiện 5 nội dung CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới...
Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải nhất cho đội huyện Kim Bôi; nhì: đội huyện Tân Lạc, Lương Sơn, TP Hòa Bình; ba: đội huyện Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Lạc Sơn, Cao Phong, Đà Bắc.
Phần giao lưu chào hỏi của đội TP Hòa Bình.
C.L
Với gần một triệu người khiếm thị trong cả nước, ngành thư viện đã chủ động xây dựng các phòng đọc, trang bị tài liệu, thiết bị chuyên biệt nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị tham gia học tập, lao động, cố gắng bình đẳng và hòa nhập cộng đồng.
(HBĐT) - Biến sự nhàm chán, gò bó trở thành những trải nghiệm tuyệt vời, mang ý nghĩa giáo dục cao, mô hình "Sân khấu hóa tiết chào cờ đầu tuần để học sinh được trải nghiệm sáng tạo" ở Trường tiểu học Phú Thành (Lạc Thủy) được ngành GD&ĐT ghi nhận là mô hình có hiệu quả, trở thành 1 trong 10 mô hình điển hình tiến tiến đang được tỉnh triển khai nhân rộng trên địa bàn.
(HBĐT) - Chiêng được coi là vật báu, là linh hồn của xứ Mường. Chiêng tham gia vào tất cả các sự kiện quan trọng của người Mường. Tiếng chiêng ngân nga mời gọi mọi người tham gia lễ hội; hân hoan chúc phúc cho đôi uyên ương trong ngày cưới. Chiêng trầm lắng tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên… Cứ thế, theo thời gian những thanh âm của chiêng trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường Bi. Chính vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của chiêng Mường.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 94 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm có 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Trong nhiều năm qua, ngành VH-TT&DL luôn coi trọng công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2019 sẽ gồm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc diễn ra ra tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhằm tôn vinh và quảng bá những giá trị di sản văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Sáng 24/10, Giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Hà Nội 2019 do Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội tổ chức, đã diễn ra tại đền Rừng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.