(HBĐT) - Từ ngày 6- 10/12, tại tỉnh ta sẽ diễn ra sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019. Đây là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh. Công tác chuẩn bị đang được triển khai hết sức tích cực. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, để rõ hơn mục đích, ý nghĩa và sự kỳ vọng của tỉnh ở sự kiện đặc biệt này.



Động Thác Bờ - một trong những địa điểm hút khách trên tuyến du lịch Hồ Hòa Bình. 

P.V: Thưa đồng chí, được biết hiện tỉnh đang gấp rút chuẩn bị công tác tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình 2019, một sự kiện chính trị, văn hóa lớn của tỉnh. Xin đồng chí cho biết ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện này?

Đồng chí Bùi Văn Khánh: Thực hiện Chương trình hành động số 27-CT/TU ngày 3/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, tỉnh đã và đang chuẩn bị tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019. Đây là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn của tỉnh được tổ chức nhằm giới thiệu, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc, giá trị văn hóa, vùng đất, con người tỉnh Hòa Bình và các di sản văn hóa quốc gia. Đồng thời, tạo không gian để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên vùng đất Hòa Bình và một số tỉnh lân cận. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh tỉnh Hòa Bình năm 2019 nhằm một mục đích quan trọng khác là quảng bá tiềm năng, thế mạnh để thu hút đầu tư phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực du lịch trên địa bàn.

P.V: Hòa Bình là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Xin đồng chí cho biết trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh đã có sự lãnh đạo, điều hành như thế nào để thu hút đầu tư nhằm khai thác thế mạnh này?

Đồng chí Bùi Văn Khánh: Với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng sẵn có, trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình dành sự quan tâm đúng mức cho công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch. Tháng 12/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp đó, Tỉnh ủy cũng đã ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh, trong đó có dự án đầu tư du lịch.

UBND tỉnh cũng đã ban hành và triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án  Phát triển du lịch du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó tập trung xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch với các giải pháp hỗ trợ thuế, tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng… tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Tỉnh đã đầu tư nâng cấp một số tuyến đường giao thông quan trọng đến khu, điểm du lịch, đặc biệt là Khu du lịch hồ Hoà Bình để thu hút các nhà đầu tư. Cuối năm 2018, tỉnh đã tổ chức một số Hội nghị xúc tiến đầu và đã trao Quyết định chủ trương đầu tư cho 9 nhà đầu tư, thực hiện 9 dự án; ký Bản ghi nhớ đầu tư với 15 nhà đầu tư, thực hiện 19 dự án trên địa bàn tỉnh với mức đầu tư lên tới 94.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức và tham gia một số hội nghị xúc tiến trong và ngoài nước.

Theo đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, giàu giá trị lịch sử, văn hóa như: Khu du lịch hồ Hòa Bình, bản Lác - Mai Châu, suối Khoáng - Kim Bôi, chùa Tiên - Lạc Thủy, quần thể Hang động núi đầu Rồng - Cao Phong, đền thờ Chúa Thác Bờ, các sân golf… hút khách. Năm 2018, tỉnh đón 2,7 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 300 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2019, tỉnh đón gần 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có trên 400 ngàn lượt khách quốc tế, tổng thu từ hoạt động du lịch dự kiến đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ cho ngân sách địa phương.

Đó là những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh. Nguyên nhân là do việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch còn hạn chế; hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu; công tác lãnh đạo chỉ đạo phát triển du lịch chưa bài bản, sáng tạo; công tác truyền thông, quảng bá chưa tốt, chưa kết nối được với các khu, điểm du lịch trong khu vực và trong cả nước.

P.V: Vậy sự kỳ vọng của tỉnh qua sự kiện Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2019 là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Bùi Văn Khánh: Hòa Bình có địa bàn giáp danh với Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Hiện tại, tiềm năng đó còn hết sức dồi dào cần được đánh thức để du lịch phát triển nhanh, bền vững, đưa Hòa Bình trở thành trung tâm văn hóa, nghỉ dưỡng, trải nghiệm chất lượng cao của khu vực và thế giới. Để làm được điều đó cần tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh. Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 kéo dài trong 5 ngày với nhiều sự kiện độc đáo, hấp dẫn. Sẽ có đông đảo du khách từ các tỉnh, thành phố trong cả nước và cả đại sứ quán một số nước bạn đến với Hòa Bình, hoặc theo dõi sự kiện trên các phương tiện truyền thông. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Doanh nghiệp, người dân có dịp giới thiệu những sản phẩm mới, xúc tiến đầu tư, phát triển về thương mại, du lịch, từng bước xây dựng thương hiệu du lịch "Hòa Bình - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Qua đó, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh, vùng đất, văn hóa, con người Hòa Bình trong nước và quốc tế.


          P.V: Xin cảm ơn đồng chí!                                                         


Thúy Hằng (TH)

Các tin khác


Nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

(HBĐT) - Hòa Bình - nơi cư trú của trên 85,4 vạn dân. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 74,31%, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng về phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt… tất cả tạo nên một Hòa Bình đậm đà bản sắc.

Giữ hồn cho đất Mường Tân Lạc

(HBĐT) - Một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), ấn tượng đầu tiên là không gian yên tĩnh, xanh mát, đường đi lối lại được bê tông hóa sạch sẽ, khang trang, hàng cau dọc tuyến trải dài. Gần 100% hộ dân vẫn sinh sống trong những nếp nhà sàn theo lối kiến trúc cổ.

"Truyền lửa" chiêng Mường

(HBĐT) - (HBĐT) - Ngày nay, giữa trăm nghìn nhạc cụ hiện đại, chiêng vẫn luôn có một chỗ đứng đặc biệt trong đời sống văn hóa của người Mường. Chiêng khai hội xuân, chiêng mời tổ tiên về chứng kiến những nghi lễ quan trọng. Chiêng là vật quý được mỗi gia đình treo trang trọng gần khu vực bàn thờ, chính giữa phòng khách, là món quà tặng quý giá dành cho khách quý. Đặc biệt, để nối tiếp dòng chảy văn hóa chiêng Mường thì "lửa chiêng” đã được các nghệ nhân cao niên truyền lại cho con cháu và hình thành thế hệ những tay chiêng trẻ tuổi trên đất Mường Hòa Bình.

Trao trang thiết bị và đồ dùng làm du lịch cộng đồng cho xóm Tiện

(HBĐT) - Ngày 30/11, Sở VH-TT&DL tổ chức trao trang thiết bị âm thanh, trang phục, nhạc cụ dân tộc cho đội văn nghệ và các hộ dân làm du lịch cộng đồng tại xóm Tiện, xã Thung Nai (Cao Phong). Tới dự có lãnh đạo Sở VH-TT&DL; lãnh đạo huyện Cao Phong cùng đông đảo quần chúng nhân dân xóm Tiện, xã Thung Nai.

Đảm bảo an ninh trật tự cho Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh

(HBĐT) -  Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 6 – 10/12. Đây là một sự kiện lớn của tỉnh, dự kiến sẽ có lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng hàng vạn người dân tham gia. Do đó, công tác đảm bảo ANTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã và đang được Ban tổ chức quan tâm, chủ động triển khai.

Thác Trăng được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 22/11/2019 về việc xếp hạng Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh đối với Thác Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục