(HBĐT) - Trong văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Dao Tiền có nhiều nghi lễ quan trọng, chứa đựng giá trị văn hóa, tín ngưỡng như: lễ tam cấp, thờ y dược lang quân, lễ ngũ kỳ binh mã, Tết nhảy… Trong đó, lễ lập tĩnh (lễ đặt tên) là một nghi thức có dấu mốc quan trọng trong vòng đời người con trai Dao Tiền, bởi nó đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành.



                      Bé trai dân tộc Dao Tiền(Huyện Đà Bắc) trong buổi lễ lập Tĩnh để được công nhận thành người trưởng thành

Ông Lý Văn Hềnh, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) - nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian dân tộc Dao cho biết: Với đồng bào Dao Tiền, lễ tam cấp có ý nghĩa quan trọng trong vòng đời người, gồm: cấp bạch y (lễ nhập khẩu), cấp hạ giới (lễ lập tĩnh - đặt tên), cấp thượng giới (lễ đám chay). Trong đó, lễ lập tĩnh là nghi thức có vai trò, dấu mốc quan trọng trong vòng đời người con trai Dao, bắt buộc người nào cũng phải trải qua bởi nó đánh dấu sự trưởng thành của các chàng trai. Theo tục lệ, con trai dân tộc Dao Tiền từ 10 tuổi trở lên phải trải qua cuộc sinh hạ lần thứ hai trong đời thông qua nghi lễ lập tĩnh, công nhận một thành viên chính thức của dòng họ đã đến tuổi trưởng thành, có quyền và nghĩa vụ đối với dòng họ. Đồng thời, báo cáo với thần linh, tổ tiên về việc đặt tên thứ hai (tên âm) cho người con trai trong dòng tộc được ghi vào gia phả, được tham dự công việc cúng lễ và nối dõi tông đường. Khi qua đời, con cháu sẽ cúng giỗ theo tên âm. Đặc biệt, khi cúng lễ xưng tên với tổ tiên, người Dao kiêng dùng tên thật mà chỉ dùng tên âm đã được đặt trong lễ đặt tên.

Ngày làm lễ lập tĩnh là ngày vui của gia đình, dòng họ và cũng là ngày vui của cả bản làng. Nghi lễ bắt buộc gồm có: lợn to, gà trống, rượu, gạo, thịt chua, bánh dày, bánh trưng, hương trầm, tiền âm phủ, tranh thờ, lễ phục… Đồng thời, phải mời 2 thầy cúng chính, 1 thầy cúng phụ, 3 thầy giúp việc và những người tham gia nhảy múa. Để tiến hành lễ lập tĩnh, gia chủ phải chuẩn bị ít nhất 2 con lợn, gà, rượu trắng, gạo đủ ăn cho những ngày hành lễ (ngày nay, tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà để chuẩn bị cho phù hợp, tránh tạo gánh nặng cho gia đình chủ lễ).

Lễ lập tĩnh tổ chức trong vòng 1 ngày 2 đêm. Trước khi vào khóa lễ, đứa bé được đặt tên và người bố phải thực hiện ăn chay 10 ngày để tẩy chay. Đúng 12 giờ đêm đầu tiên của buổi lễ, thầy cúng bắt đầu khóa lễ cúng thánh nhân, thành hoàng, thái tổ để xin cấp phép đặt tên. Đứa bé được đặt ngồi vào ghế trước bàn thờ, 2 thầy cúng chính và bố đứa bé đặt 3 cốc nến lên trên đầu và 2 vai, sau đó đi vòng tròn xung quanh đứa bé, vừa đi vừa đọc sách Dao cổ, 24 hoặc 36 chương, điều của người Dao răn dạy con cháu để gạt bỏ cái xấu, cái ngu dốt, giữ lại cái tốt đẹp, thiện lương vào cơ thể đứa bé được đặt tên. Cái tên mới được đặt lúc 1 giờ, lúc này đứa bé đã được công nhận là người trưởng thành và có vị trí trong dòng tộc, cộng đồng.

Buổi lễ còn có sự chứng kiến của bà con xóm, bản đến chúc mừng đứa trẻ đã có tên; cầu chúc cho trẻ khỏe mạnh, sống lâu, hạnh phúc, con cái đầy đủ. Sau đó, tiếng trống, chiêng, sáo, tù và vang lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Lúc này, thầy mo cùng với đứa trẻ sẽ nhẩy chèo liên tục cho tới sáng. Mọi người vừa hát vừa nhảy múa, gọi là hát chào chèo. Điệu hát chèo chèo không được hát bất cứ ở đâu, làm đám lập tĩnh mới được hát. Đó là điệu múa hát mời tổ tiên về chứng giám.

Đến ngày thứ hai, gia đình tiếp tục thịt 2 con lợn đặt lên bàn để cúng. Đêm xuống, các thầy mo thay nhau đọc bài cúng, 6 người gồm 3 nam, 3 nữ cùng nhảy đồng, hát đối. Đây là lễ cúng để tiễn tổ tiên và tiễn ma rừng. Kết thúc lễ lập tĩnh vào 12 giờ đêm của ngày thứ hai, gia đình chia thịt lợn thành nhiều phần bằng nhau để biếu thầy cúng cùng những người giúp việc và khách đến chúc mừng.

Lễ lập tĩnh của đồng bào Dao Tiền mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, chứa đựng nhiều giá trị tích cực, nhằm giáo dục, nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn, đồng thời góp phần lưu giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc Dao.


Hồng Ngọc

Các tin khác


Khẳng định giá trị lịch sử - văn hóa của Cơ sở A2, Báo Nhân Dân tại xã Lâm Sơn

(HBĐT) - Di tích Cơ sở A2, Báo Nhân Dân tọa lạc trong dãy núi đá vôi thuộc khuôn viên của sân golf Phượng Hoàng, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1967 - 1972), Báo Nhân Dân đã xây dựng cơ sở dự phòng có mật danh A2 tại xóm Rổng Vòng do đội TNXP số 105 làm đường, dựng lán trại. Người dân địa phương gọi là hang Nhà báo.

Lan tỏa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(HBĐT) - Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXĐSVH) trên địa bàn huyện Lạc Sơn thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Với 5 nội dung, 7 phong trào được cụ thể hóa thể hiện tính toàn diện, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết quả thực phong trào TDĐKXDĐSVH tác động mạnh tới sự phát triển KT-XH của địa phương.

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng Xuân”

(HBĐT) - Tối 16/1, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong), Tỉnh Đoàn phối hợp với Bệnh viện Medlatec, Huyện Đoàn Cao Phong cùng 1 số đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh Tý 2020.

Già làng, người có uy tín - vốn quý của cộng đồng

(HBĐT) - Bằng kinh nghiệm sống, uy tín và sự tâm huyết, những già làng, trưởng bản, người có uy tín không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở mà còn là vốn quý của cộng đồng để khơi dậy tình đoàn kết dân tộc và động lực trong lao động sản xuất, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.





Khai trương phòng trưng bày Tự hào 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng

(HBĐT) - Ngày 16/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL đã tổ chức cắt băng Khai trương trưng bày chuyên đề "Tự hào 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930 - 3/2/2020”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo lực lượng thanh niên, học sinh trường THPT Công Nghiệp.

Đặc sắc lễ hội đầu năm

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, là vùng đất sử thi huyền thoại "Đẻ đất, đẻ nước”, những lễ hội giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Mông, Dao… Trên địa bàn tỉnh hiện có 63 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, trong đó có 6 lễ hội cấp huyện, 35 lễ hội cấp xã và 22 lễ hội thôn, xóm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục