Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn...




Cúng ông Công, ông Táo: Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Thăm mộ tổ tiên: Bắt đầu từ ngày 23 - 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất.

Gói bánh chưng: Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt cho tới ngày nay. Các gia đình thường gói bánh chưng từ ngày 27- 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

Chơi hoa dịp Tết: Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất là những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Hiện nay, ở Việt Nam còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên...

Dựng cây nêu: Năm mới một số nơi dựng cây nêu vừa mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, những điều không may mắn, vừa mang ý nghĩa soi đèn để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây nêu được dựng từ ngày 23 tháng Chạp đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng.

Chợ Tết: Không giống với những phiên chợ ngày thường, chợ Tết bao giờ cũng đông vui, nhộn nhịp hơn hẳn, mọi người đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để gặp mặt trò chuyện, tận hưởng không khí ngày giáp Tết.

Bày mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau. 

Làm lễ cúng tổ tiên: Theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên, tùy vào từng gia đình có cách trang trí và sắp đặt khác nhau. Đây là việc làm thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống của người Việt, nhắc nhở con cháu giữ gìn đạo lý gia đình, lối sống uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc tổ tiên.

Đón giao thừa: Đón giao thừa được diễn ra vào thời khắc cuối cùng của năm cũ, bởi vậy hoạt động còn mang ý nghĩa  bỏ hết những điều xấu của năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa phải được thực hiện ở ngoài trời.

Hái lộc: Vào đúng thời khắc đêm giao thừa hoặc vào sáng sớm hôm sau, người Việt thường có thói quen đi hái lộc đầu năm với mong muốn mang rước lộc về nhà để đón một năm mới thật nhiều may mắn.

Xông đất đầu năm: Thời khắc giao thừa kết thúc, bước sang một năm mới, gia chủ thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất, đó phải là những người hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với mong muốn một năm mới mọi điều  thuận lợi, tốt đẹp.

Xuất hành: Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, mọi người thường chọn hướng, chọn giờ và các phương tiện để ra khỏi nhà với mong muốn khi bước sang một năm mới tất cả đều thuận lợi, cả năm gặp điều tốt lành.

Chúc Tết và lì xì đầu năm: Nét văn hóa này có từ xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền thống mà còn là nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm mọi người trong gia đình thường cùng nhau chúc Tết bên nội, bên ngoại. Lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho lẫn người nhận.

Lễ chùa đầu năm: Đi lễ chùa đầu năm được coi là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt Nam, đầu năm đi chùa với mong muốn cầu cho một năm mới may mắn, hạnh phúc, đồng thời tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với Đức Phật, tổ tiên.

Xin chữ đầu năm: Đầu xuân năm mới mọi người rủ nhau đi xin chữ đầu xuân về treo trong nhà với mong muốn cầu cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình, người thân của mình. Mỗi người xin một chữ khác nhau nhưng tất cả đều mong một năm mới vạn điều mới, mọi sự tốt lành...

Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt được những điều may mắn trong năm tới, do đó có những phong tục ngày Tết dường như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành một phần không thể thiếu, thành một thói quen trong văn hóa của người Việt cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo.

C.B (ST)

Các tin khác


Sang Tây, thấy gì để học…

(HBĐT) - Tôi may mắn nhiều lần được đi học tập, công tác, nghiên cứu khoa học tại một số nước khắp 5 châu lục trên thế giới. Mỗi lần đi, đều để lại những bài học, kinh nghiệm, kỷ niệm đáng nhớ, đều có thể áp dụng vào thực tiễn công việc hằng ngày, cũng như sự đổi thay trong cuộc sống, dù chỉ là những điều rất nhỏ. Chuyến đi Canada hồi tháng 7-2019 cũng không là ngoại lệ…

Khẳng định giá trị lịch sử - văn hóa của Cơ sở A2, Báo Nhân Dân tại xã Lâm Sơn

(HBĐT) - Di tích Cơ sở A2, Báo Nhân Dân tọa lạc trong dãy núi đá vôi thuộc khuôn viên của sân golf Phượng Hoàng, xóm Rổng Vòng, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (giai đoạn 1967 - 1972), Báo Nhân Dân đã xây dựng cơ sở dự phòng có mật danh A2 tại xóm Rổng Vòng do đội TNXP số 105 làm đường, dựng lán trại. Người dân địa phương gọi là hang Nhà báo.

Lan tỏa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(HBĐT) - Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXĐSVH) trên địa bàn huyện Lạc Sơn thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Với 5 nội dung, 7 phong trào được cụ thể hóa thể hiện tính toàn diện, bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kết quả thực phong trào TDĐKXDĐSVH tác động mạnh tới sự phát triển KT-XH của địa phương.

Chương trình nghệ thuật “Mừng Đảng, mừng Xuân”

(HBĐT) - Tối 16/1, tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong), Tỉnh Đoàn phối hợp với Bệnh viện Medlatec, Huyện Đoàn Cao Phong cùng 1 số đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng xuân Canh Tý 2020.

Già làng, người có uy tín - vốn quý của cộng đồng

(HBĐT) - Bằng kinh nghiệm sống, uy tín và sự tâm huyết, những già làng, trưởng bản, người có uy tín không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở mà còn là vốn quý của cộng đồng để khơi dậy tình đoàn kết dân tộc và động lực trong lao động sản xuất, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.





Khai trương phòng trưng bày Tự hào 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng

(HBĐT) - Ngày 16/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL đã tổ chức cắt băng Khai trương trưng bày chuyên đề "Tự hào 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930 - 3/2/2020”. Đến dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành cùng đông đảo lực lượng thanh niên, học sinh trường THPT Công Nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục