NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt bộ ba cuốn sách giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng tại 15 tỉnh và thành phố ở miền trung, gồm ba cuốn Thực - về ẩm thực, Kiến - Kiến trúc, và Tích - về Tích cổ.



Dự án được thực hiện có sự tham gia của gần 90 họa sĩ trẻ, trong đó phần lớn là các họa sĩ được sinh ra và lớn lên ở miền trung, hoặc đã có thời gian sinh sống, gắn bó với vùng đất này.

Miền trung ở đây bao gồm mười bốn tỉnh thành là Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Với tính chất đặc biệt của Hội An (thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam nhưng nhận được sự quan tâm của thế giới), Nhóm Tác giả tách riêng vùng đất này thành một mục độc lập.

Dự án được thực hiện từ tháng 6-2018, khởi nguồn với cuốn Thực. Đây là một trải nghiệm ẩm thực sống động và đầy màu sắc "qua tranh”, minh họa những món ăn đặc trưng của miền trung, không chỉ là các món ngon "nổi tiếng” mà còn cả các món lạ ít người biết đến, chỉ có ở địa phương, đang có nguy cơ dần biến mất.

Cuốn Kiến giới thiệu các danh lam thắng cảnh của miền trung và sự đa dạng về nguồn gốc du khách đến với các công trình văn hóa này, thông qua hình ảnh "cặp nhân vật" là một du khách người nước ngoài và một người Việt trong năm mươi tư dân tộc Việt Nam - trong đó, có một nhân vật là người khuyết tật. Dự án mong muốn người khuyết tật sẽ không nhìn nhận đây là phần tranh về những người khuyết tật cùng giúp nhau đi du lịch mà xem với tâm thế: Đây là bộ tranh về những người đi du lịch, trong đó có người khuyết tật và họ vẫn đi rất thoải mái. Dự án cũng hi vọng qua phần tranh, các đơn vị du lịch, những người xây dựng các công trình sẽ chú ý hơn khi thiết kế để thuận tiện cho cả người khuyết tật.

Cuốn Tích kể lại một cách tóm lược những tích cổ, chuyện xưa gắn với từng vùng đất văn hóa, lý giải nguồn gốc các vị thần, sự tích các địa danh, gửi gắm bài học dân gian, thông qua hình thức tranh minh họa sáng tạo, đa phong cách, có cả hình thức truyện tranh.

Bộ sách được khởi nguồn từ ý tưởng "thông qua nghệ thuật để thúc đẩy du lịch”, và mong muốn bảo tồn các nét văn hóa lâu đời của Việt Nam. Sau dự án này, các họa sĩ tiếp tục với các bộ sách Miền bắc, Miền tây, tạo thành bộ cẩm nang du lịch của Việt Nam.


                                       Theo BaoNhandan.vn

Các tin khác


Gặp hai nghệ nhân ưu tú lĩnh vực văn hóa dân gian

(HBĐT) - Năm 2019, Hòa Bình có 10 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú” ở các loại hình: tập quán xã hội và tín ngưỡng, trình diễn nghệ thuật dân gian. Những ngày đầu xuân, chúng tôi đã có dịp gặp 2 trong 10 nghệ nhân ấy.

Phát động ba cuộc tranh tài mỹ thuật lớn

Sáng 20-2, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức phát động đồng thời ba sự kiện mỹ thuật lớn trong thời gian tới: Festival mỹ thuật trẻ 2020, Triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2020, Cuộc thi và Triển lãm tranh đồ họa các nước ASEAN lần thứ ba - Việt Nam 2020.

Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước để phát triển du lịch bền vững

(HBĐT) - Ngày 19/2, Ban chỉ đạo (BCĐ) Du lịch tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác phát triển du lịch tỉnh năm 2020. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Du lịch tỉnh chủ trì hội nghị.

Sáo ôi - Nhạc cụ độc đáo của người Tày

(HBĐT) - Trong hệ thống nhạc khí dân gian của người Tày không thể thiếu cây sáo ôi. Tiếng sáo ôi ngân nga báo hiệu thời khắc thiêng liêng của đất trời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tiếng sáo du dương, say đắm của những chàng trai bên bạn tình… Mỗi khi tiếng sáo ôi vang lên, già, trẻ, trai, gái tay trong tay ngân nga những làn điệu khắp Tày xuyên đêm suốt sáng.

Ra đời các ca khúc cổ vũ tinh thần vượt qua COVID-19

Thời gian gần đây, đã có nhiều tác giả chọn chủ đề COVID-19 để sáng tác các bài hát sôi động, ý nghĩa, mang tính cổ vũ tinh thần mọi người vượt qua dịch bệnh.

Chất thơ trong câu hát đối của người Mường

(HBĐT) - Hát đối hay còn gọi là hát ví, hát đúm - một hình thức sinh hoạt văn hóa đã có từ thuở "Đẻ đất, đẻ nước” của đồng bào Mường. Trong nhịp sống hiện đại, với sự du nhập của nhiều loại hình  văn hóa, nghệ thuật khác mà hát đối đã không còn giữ được sức sống mạnh mẽ như xa xưa. Tuy nhiên, những câu hát tràn đầy ý thơ, thể hiện sự đối đáp khéo léo vẫn là món ăn tinh thần đầy hấp dẫn ở các Mường trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục