(HBĐT) - Thời gian qua, phong trào xây dựng khu dân cư (KDC) văn hóa tại huyện Yên Thủy được người dân nhiệt tình hưởng ứng. Mỗi người dân, từng gia đình nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của KDC. Phong trào xây dựng KDC văn hóa phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2019, toàn huyện có 104/115 KDC (chiếm 90,43%) đạt tiêu chuẩn KDC văn hóa.
Xóm Tân Thành, xã Yên Trị là khu dân cư văn hóa tiêu biểu của huyện Yên Thủy với hơn 10 năm liên tục được công nhận khu dân cư văn hóa.
Yên Trị là một trong những xã đi đầu trong phong trào xây dựng KDC văn hóa của huyện. Đồng chí Bùi Văn Thập, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Để người dân tích cực hưởng ứng phong trào, cấp ủy, chính quyền xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các tiêu chí theo quy định, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Qua tuyên truyền, nhiều gia đình sẵn sàng hiến đất, đóng góp ngày công, kinh phí để xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt cộng đồng. 100% KDC xây dựng được hương ước, quy ước; thành lập được tổ hòa giải, tổ dân vận, tổ liên gia tự quản. Năm 2019, toàn xã có 12/13 KDC đạt tiêu chuẩn văn hóa, trong đó, 7 KDC đạt văn hóa 3 năm liên tiếp, nhiều KDC hơn 10 năm liên tục đạt KDC văn hóa như các xóm Tân Thành, Minh Sơn... Phong trào xây dựng KDC văn hóa lan tỏa sâu rộng làm đổi thay diện mạo nông thôn của xã. Đường vào KDC phong quang, sạch đẹp; ANTT ổn định, đời sống người dân không ngừng cải thiện.
Trong năm 2019, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, phong trào xây dựng KDC văn hóa phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành phong trào sôi nổi và rộng khắp. Việc bình xét, công nhận danh hiệu "KDC văn hóa” được tiến hành theo đúng quy trình, thủ tục.
Đồng chí Bùi Trọng Thủy, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Để phong trào xây dựng KDC văn hóa có sức lan tỏa, làm thay đổi diện mạo các KDC, Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện xây dựng KDC văn hóa phải căn cứ vào điều kiện thực tế, không xóa bỏ những nét đẹp trong sinh hoạt của người dân; tuyên truyền để người dân hiểu và làm theo, tránh tình trạng chạy theo thành tích làm cho có hoặc không gắn kết với đời sống bà con; xây dựng KDC văn hóa trên cơ sở những giá trị văn hóa đặc sắc của huyện.
Phong trào xây dựng KDC văn hóa góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 38,24 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 11,25% (giảm 2,67% so với năm 2018). Phong trào xây dựng KDC văn hóa còn góp phần đẩy lùi, xóa bỏ tai, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh nông thôn, duy trì trật tự an toàn xã hội.
Qua thực hiện phong trào, người dân có điều kiện tham gia xây dựng mô hình tự quản, tự hòa giải các mâu thuẫn nội bộ; giáo dục, cảm hóa người lầm lỡ; phòng, chống tội phạm; đấu tranh bài trừ tai, tệ nạn xã hội, làm trong sạch địa bàn dân cư, góp phần giữ vững kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo pháp luật, quy ước cộng đồng. Trên địa bàn dân cư có những thay đổi rõ rệt, ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng được cải thiện; các phong trào quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm gắn với mục tiêu 3 giảm (giảm tội phạm, giảm tệ nạn xã hội, giảm tai nạn giao thông) thường xuyên được tăng cường, góp phần đẩy lùi tai, tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Thu Thủy
(HBĐT) - Xã Độc Lập (TP Hòa Bình) có 98% dân số là đồng bào người dân tộc Mường. Trên địa bàn thành phố, đây là xã có tỷ lệ người dân tộc Mường chiếm cao nhất. Những năm qua, cùng với việc xây dựng đời sống văn hóa mới, xã Độc Lập vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường từ nếp nhà sàn, bộ trang phục váy áo cho đến dàn chiêng cổ.
(HBĐT) - Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Công văn số 1165/ BTV-VP ngày 5/2/2020 về việc hưởng ứng hoạt động "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.
Mỗi dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất.
(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có 31 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích lịch sử được xếp hạng di tích cấp quốc gia, 11 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh, 2 di tích đang đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt bộ ba cuốn sách giới thiệu các nét văn hóa đặc trưng tại 15 tỉnh và thành phố ở miền trung, gồm ba cuốn Thực - về ẩm thực, Kiến - Kiến trúc, và Tích - về Tích cổ.
Một phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải chia sẻ nghề dệt thổ cẩm từ lâu đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang nét văn hóa độc đáo của phụ nữ Mông.