Tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn thiện kịch bản "Chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh 2020” nhằm thu hút du khách trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tác động mạnh tới ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.



Du khách nước ngoài thưởng ngoạn phong cảnh Vịnh Hạ Long trên tàu du lịch. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, từ nay đến cuối năm 2020, tỉnh Quảng Ninh tập trung vào các nội dung: tổ chức chương trình xúc tiến du lịch Quảng Ninh tại các thị trường du lịch quốc tế như Cộng hòa Séc, Ấn Độ; các thị trường du lịch nội địa Tây Nguyên, Nam bộ, Tây Nam bộ; tổ chức gói kích cầu và chiến dịch truyền thông "Du lịch Quảng Ninh an toàn” (Safe Trip to Quảng Ninh). Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn xây dựng các gói kích cầu du lịch đặc trưng như: "Tri ân khách hàng cùng vượt qua dịch bệnh COVID-19”, "Hạ Long - Trung tâm du lịch quốc tế”, "Đến Hạ Long - Vui Giáng sinh, mừng năm mới”, "Trải nghiệm Quảng Ninh, các điểm đến du lịch mới”.

Ngành du lịch Quảng Ninh tăng cường phối hợp với các tập đoàn kinh tế lớn tham gia chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh năm 2020; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các gói kích cầu du lịch tại Quảng Ninh; tổ chức tập huấn, đào tạo nhân lực du lịch. Song song đó, ngành du lịch Quảng Ninh đẩy mạnh kết nối với các đối tác du lịch; tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, thể thao; tăng cường công tác quản lý điểm đến, đảm bảo môi trường, an ninh trật tự và quyền lợi cho du khách; tổ chức Chương trình Carnaval Hạ Long 2020 và Tuần du lịch Hạ Long - Quảng Ninh 2020.

Dù tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, song Quảng Ninh vẫn là điểm đến "an toàn, thân thiện, hấp dẫn”. Quảng Ninh phấn đấu thu hút khoảng 3,5 triệu lượt khách trong thời gian thực hiện các gói kích cầu, trong đó dự kiến khách quốc tế đạt 2 triệu lượt. Quảng Ninh chú trọng nâng cao công suất hệ thống dịch vụ, đặc biệt là khối cơ sở lưu trú du lịch, phấn đấu đạt công suất trung bình năm 2020 là 45-50%.


                            Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Triển lãm “Việt Nam: Đất nước và con người” ấm tình hữu nghị Việt-Nga

Những bức ảnh được chọn lọc của TTXVN giới thiệu với người xem về đất nước Việt Nam tươi đẹp, thanh bình và những thành quả, dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống Việt-Nga.

Làng trồng đào Nhật Tân hối hả mùa vụ mới

Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân ở làng trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) lại hối hả với công việc phục hồi và trồng mới các gốc đào, sẵn sàng cho một mùa Tết Nguyên đán năm sau.

Hồn thơ trẻ, tha thiết của tác giả thơ có tuổi

(HBĐT) - Vẫn ấn tượng bởi nhiều dịp 21/6 (Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam), ông Trần Quang Thạch (TP Hòa Bình), hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, tác giả thơ lâu năm luôn có các bài thơ tặng những người làm báo tỉnh nhà. Sau này, theo dõi trên Báo Hòa Bình, Văn nghệ Hòa Bình… thấy thơ ông xuất hiện khá đều đặn với giọng thơ trẻ, tha thiết với cuộc đời. Năm 2019, ông ra tập thơ "Cất nắng” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam) như là một sự đánh giá, "sơ kết” một chặng đường làm thơ của mình.

Giữ gìn hồn cốt văn hóa Mường

(HBĐT) - Mảnh đất Mường Hòa Bình được coi là cái nôi của người Việt cổ, chứa đựng những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc với nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đang được bảo tồn và phát huy, làm phong phú thêm hình ảnh quê hương.

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc

(HBĐT) - Xã Độc Lập (TP Hòa Bình) có 98% dân số là đồng bào người dân tộc Mường. Trên địa bàn thành phố, đây là xã có tỷ lệ người dân tộc Mường chiếm cao nhất. Những năm qua, cùng với việc xây dựng đời sống văn hóa mới, xã Độc Lập vẫn luôn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường từ nếp nhà sàn, bộ trang phục váy áo cho đến dàn chiêng cổ.

Phụ nữ Hòa Bình hưởng ứng hoạt động “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam”

(HBĐT) - Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã ban hành Công văn số 1165/ BTV-VP ngày 5/2/2020 về việc hưởng ứng hoạt động "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục