Ông Bùi Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết, mặc dù phải điều chỉnh nhiều nội dung, chương trình, song Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 vẫn đảm bảo tổ chức trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm.

Chú thích ảnh
Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2019. Ảnh tư liệu: Thành Đạt/TTXVN

Đồng thời, tỉnh sẽ triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.

Theo kế hoạch mới điều chỉnh, do dịch bệnh COVID-19, Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 chỉ tổ chức 3 hoạt động lễ chính gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ được tổ chức vào ngày 29/3/2020 (tức mùng 6/3 âm lịch); Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu lúc 9 giờ ngày 2/4/2020 (tức mùng 10/3 âm lịch).

Lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh tổ chức cùng ngày với Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Song song với tổ chức các hoạt động phần lễ, tỉnh Phú Thọ sẽ đồng thời tổ chức khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng vào ngày 29/3/2020 (tức mùng 6/3 âm lịch).

Các hoạt động phần Lễ chỉ tổ chức các nghi thức dâng hương, không tổ chức phần tế; hạn chế các thành phần dự và triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tùy từng điều kiện, các địa phương trong tỉnh có thể tổ chức các đoàn dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, song phải đảm bảo an toàn và công tác phòng chống dịch.

Để phòng chống dịch hiệu quả, Sở Y tế đã xây dựng phương án đảm bảo công tác y tế, công tác phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương; tổ chức phun khử trùng tại tất cả các vị trí tổ chức lễ dâng hương và lễ khánh thành cầu đi bộ qua hồ Mai An Tiêm. Sở Y tế phối hợp với Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tiến hành đo thân nhiệt, bố trí dung dịch sát khuẩn và khẩu trang phòng dịch cho các đại biểu về dâng hương; đồng thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị y tế cần thiết để phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh cho nhân dân về dâng hương.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 được tổ chức quy mô cấp quốc gia nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc; khẳng định vị trí và ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày quốc lễ của dân tộc; giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tưởng nhớ và tri ân sâu sắc công lao các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Thông qua tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương từng bước xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trở thành trung tâm thực hành tín ngưỡng, văn hóa, lễ hội về với cội nguồn dân tộc.

Trước đó, ngày 5/3/2020, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 963/BVHTTDL-VHCS  thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh về việc điều chỉnh nội dung Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Canh Tý 2020, không thực hiện các nội dung phần hội do đảm bảo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 âm lịch đảm bảo trang nghiêm, thành kính, an toàn, tiết kiệm; đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 gây ra.


                                          Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Không tổ chức lễ bình chọn, trao Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2020

Thông tin từ Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) ngày 12/3 cho biết: Theo kế hoạch, ngày 11/3 diễn ra lễ bầu chọn của Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2020 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; ngày 22/3 sẽ diễn ra lễ trao giải tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn thiện hồ sơ để bảo tồn, phát huy giá trị "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 11/3 cho biết: UBND tỉnh Bắc Ninh vừa hoàn thiện Hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đình Khói - nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tín ngưỡng

(HBĐT) - Di tích đình Khói tọa lạc tại xóm Láo Thành, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Mới đây, di tích đình Khói được trùng tu, tôn tạo góp phần phát huy giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Bảo vệ toàn diện Di sản Văn hóa thế giới Hội An

Giai đoạn 2020 - 2025, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện bảy nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bền vững phố cổ Hội An; trong đó chú trọng chống xuống cấp đối với những di tích có giá trị văn hóa, lịch sử cao. Bảy nhóm giải pháp gồm: Chống ngập lụt phố cổ; chống xói mòn, sạt lở; phát triển không gian cảnh quan tuyến phố hướng tới phát triển bền vững; bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản và phát triển làng nghề; nhóm giải pháp về nguồn lực cho công tác bảo tồn di sản.

“Đa diện” ra mắt triển lãm lần thứ 4

Nối tiếp thành công của ba lần triển lãm vào các năm 2018, 2019, nhóm các họa sĩ Đa diện ra mắt triển lãm lần thứ 4 vào 18 giờ tối 9-3 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài.

Nhìn nhận lại để điều chỉnh công tác tổ chức, quản lý lễ hội

Việc tạm dừng và không tổ chức các lễ hội trong cả nước do dịch Covid-19 dù tạo ra không ít "hụt hẫng” trong các cộng đồng dân cư địa phương, tuy nhiên, đều nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của mọi người. Đây cũng là dịp để nhìn nhận và đánh giá một cách rõ ràng hơn về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, cho thấy nếu nghiêm túc thực hiện thì những mùa lễ hội sẽ an toàn, lành mạnh và thật sự mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục