Với sứ mệnh là người chiến sỹ trên mặt trận văn hóa, những ngày qua, các nghệ sỹ chuyên và không chuyên đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật cổ vũ, nâng cao tinh thần, góp phần thiết thực vào công cuộc phòng chống dịch COVID-19.
Thêm nhiều bài hát ra đời đẩy lùi COVID
Nhạc sỹ Đỗ Phương sáng tác "Ước nguyện”. Ảnh: NVCC
Nhạc sĩ Đỗ Phương - Phó Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam - người từng rất thành công với những tác phẩm như "Nhớ mùa xuân quê hương”, "Trương Chi”, "Phố thị đèn dầu”, "Cơn say và cuộc đời”… đã sáng tác ca khúc "Ước nguyện”. Ca khúc được anh và ekip sản xuất thành MV "Ước nguyện” gửi đến công chúng như một lời tri ân dâng tặng đến các y bác sỹ - những chiến sỹ áo trắng, các chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và cả những người đang ngày đêm phục vụ ở các khu cách ly, chấp nhận đối đầu với hiểm nguy, góp phần đầy lùi COVID-19 để bảo vệ sự an toàn cho cả xã hội.
Ca khúc "Ước nguyện” được viết theo phong cách bán cổ điển (semi-classic) với giai điệu hào sảng, ca từ trong sáng, ca ngợi những "người con trung hiếu” yêu thương đất mẹ - những chiến sỹ áo trắng đã tự nguyện xông lên tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Bài hát được ca sỹ Trần Nguyên Thắng - ca sỹ Sao mai 2011 một giọng ca nhiều cảm xúc và đầy nội lực thể hiện.
Nhạc sỹ Đỗ Phương chia sẻ, anh và êkip thực hiện mong muốn MV "Ước nguyện” sẽ tiếp thêm sức mạnh tinh thần đến các y bác sỹ, các chiến sỹ trong lực lượng vũ trang, cùng đồng lòng sát cánh, tuân thủ mọi quy định của Chính phủ, lan tỏa tình yêu thương, đoàn kết trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, đồng thời mang đến cho khán giả thông điệp hãy vững tin vào việc "toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân, một ý chí”, chúng ta sẽ chiến đấu và chiến thắng đại dịch để cùng xây dựng một nước Việt Nam an toàn, bình yên và tươi sáng hơn.
Xúc động trước bài thơ "Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa” từng làm dậy sóng cộng đồng mạng của cô giáo Lê Thị Thúy, Trường Trung học phổ thông Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, ca sỹ Thanh Cường, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, đồng thời là sinh viên năm cuối Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội đã phổ nhạc bài hát và giới thiệu tới đông đảo công chúng. Bài hát trữ tình nhưng chuyển tải rõ ràng thông điệp về trách nhiệm và tình yêu quê hương, đất nước, mong muốn mọi người cùng tự nêu cao ý thức, cùng chung tay góp sức với đất nước, với cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.
Nam ca sỹ trẻ Thanh Cường chia sẻ, anh vô cùng xúc động khi chứng kiến sự chung sức, chung lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam trong việc phòng chống đại dịch lần này. Từ những lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành, đặc biệt là ngành Y tế, các y bác sỹ về hưu, các bạn sinh viên ngành y chưa ra trường cũng sẵn sàng xung phong tham gia cùng đất nước chống đại dịch. Rồi các tổ chức, cá nhân, doanh nhân, nghệ sỹ… ai ai cũng muốn làm một điều gì đó thật tích cực, có ích cho cộng đồng, cho dân tộc.
Từ tình cảm trân trọng đó, nên khi gặp bài thơ của cô giáo Lê Thị Thúy trong một lần lướt facebook, Thanh Cường thấy bài thơ đó như là tiếng lòng của tất cả mọi người, bài thơ đã chạm vào trái tim ca sỹ và anh đã viết ca khúc này. Sau đó, Thanh Cường cùng ê kíp thực hiện bài hát và đưa lên mạng để mọi khán giả cùng được nghe, với mong muốn góp thêm một tiếng nói, kêu gọi mọi người đoàn kết đồng lòng, nâng cao tinh thần vì cộng đồng để cùng chung tay chống dịch.
Ca sỹ Thanh Cường với tác phẩm "Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa". Ảnh: NVCC
Mới đây, ban nhạc HUC - một ban nhạc bán chuyên nghiệp với các thành viên là giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội cũng cho ra đời ca khúc "Tế - COVID”. Bài hát có giai điệu trẻ trung, rộn ràng, được thể hiện với tinh thần ngập tràn niềm tin dịch bệnh sẽ sớm tan khỏi Việt Nam.
"Mỗi sáng sớm khi tôi tỉnh giấc/ lúc ánh nắng xuyên qua vòm lá/Điều đầu tiên tôi thấy là tên em. Em trôi qua trong mỗi tin nhắn, em hiên ngang trên khắp trang báo Em là cô cô Cô Rô Na. Người người ngại em, đeo khẩu trang/Nhà nhà sợ em, luôn rửa tay/Làm việc online trong lúc này, là phương án tốt… Học tập online không sợ sai, vì thầy cô luôn trên Sky. Để rồi một mai khi COVID die, ta lại sẽ đến trường…”. Lời ca hóm hỉnh với phần trình bày tươi rói rói của các thầy cô và sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một thông điệp lạc qua với niềm tin sẽ chiến thắng đại dịch COVID.
MV âm nhạc "Chung tay phòng chống Corona” do nhạc sỹ Lê Hồng Phúc sáng tác được thể hiện bởi hơn 20 nghệ sỹ Việt cũng làm cộng đồng thích thú. Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng, kêu gọi muôn triệu trái tim người Việt Nam cùng nắm chặt tay hướng về thế giới, bên nhau đồng lòng chia sẻ yêu thương, thắp sáng niềm tin cho những người khốn khó để chung tay một lòng phòng chống Corona….
Được biết, đây là dự án cộng đồng nhằm tuyên truyền chiến dịch phòng chống Corona cho tất cả mọi người dân Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. MV có sự xuất hiện của hơn 20 nghệ sỹ Việt với những tên tuổi như nữ diễn viên gạo cội Ôn Bích Hằng, Phi Thanh Vân, Hiền Mai, Hồ Lệ Thu, Long Nhật, Quách Tuấn Du, Minh Luân, Quý Bình, Dương Đình Bảo, Thái Hòa, Trương Như Ý, Hiền Trang, Quỳnh Như, Đoan Trường, Tú Tri, Quỳnh Trang…
Nhạc sỹ Bảo Lê sáng tác bài "Bài ca cách ly Corona”, phần lời của Dương Tôn có đoạn: "Mọi người ơi hãy cách ly nào nếu có nghi ngờ/ Đừng cho virut cơ hội phát tán nhanh/ Vì mọi người xung quanh ta/ Toàn dân ta chung tay không sợ… Ở nơi đó rất thân thiện, bác sỹ ân cần/ Điều dưỡng tốt giúp ta phòng tránh lây lan/ Giữ sạch vệ sinh đôi tay/ Ta hãy tuân theo mười bốn ngày cách ly/ Hành động nhỏ nhưng lợi ích to…”.
Nhiều phiên bản nhạc chế chống dịch
Trên nền nhạc ca khúc "Triệu bông hồng” của Nga, Nghệ sy ưu tú Diệu Hương đã viết lại phần lời có tên "Corona” góp phần phòng chống dịch. Xem clip nghệ sỹ ưu tú Diệu Hương thể hiện, người xem không khỏi thích thú bởi giai điệu vui tươi, rộn rã. Bên cạnh phần cảnh báo mọi người về đại dịch đang lan rộng, bài hát còn có phần khuyến cáo mọi người hãy tuân thủ các quy định để tự bảo vệ mình và gia đình như: Rửa tay, diệt khuẩn nước chứa cồn/ Sạch tay lại chặn ngay lây nhiễm/ Chấp hành ý thức giữ cho muôn nhà…
Ca sỹ Trần Trang Dung (Nghệ An) với bài hát "Việt Nam ta chống dịch Corona", viết lại lời trên nền nhạc bài "Quảng Bình quê ta ơi” của cố nhạc sỹ Hoàng Vân. Bài hát có đoạn: Việt Nam ơi, bao mến thương, đã cùng chung tay quê ta đã cùng kết đoàn. Từ Hồ Chí Minh ra tận thủ đô, chung tay chống dịch nào ta hãy cùng nhau đồng lòng theo Chính phủ nào, bạn thân yêu ơi… Hãy ở nhà yên khi không có việc gì, hãy rửa sạch tay khi tiếp xúc bên ngoài. Mỗi một người dân chung tay đẩy lùi dịch Corona ra ngoài khỏi quê hương ta…”, với giai điệu dân gian da diết, bài hát "Việt Nam ta chống dịch Corona", nhanh chóng giành được cảm tình và sự khen ngợi của cộng đồng mạng với hàng triệu lượt người xem.
Nghệ sỹ trẻ Đạt G được khán giả biết đến với các bản hit đình đám như "Buồn của anh”, "Buồn không em”, "Về”... đã biến tấu bản hit "Bánh mì không” thành bài hát "Diệt Giặc Corona” để tuyên truyền chống dịch rất có ý nghĩa. Bên cạnh lời ca tuyên truyền cộng đồng cùng phòng chống dịch, đoạn rap nhắc nhở mọi người tự giác tuân thủ các quy định về việc phòng chống dịch bệnh… bài hát còn có câu hát gây xúc động: Biết bao người đã cống hiến thời giờ, mạng sống quý báu của mình. Dù nằm sân xi măng nhưng trái tim cờ sao bay”… đã gợi nhắc hình ảnh của những tình nguyện viên, đội hậu cần ở khu cách ly ký túc xá đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tranh thủ chợp mắt với cảnh nằm ngoài trời, lấy chiếu thay màn sau những ca làm việc.
Nghệ sỹ Đạt G chia sẻ, anh mong muốn tác phẩm của mình là món quà tinh thần gửi tặng các bác sỹ, chiến sỹ, y tá, tuyến đầu mong góp ích một phần tinh thần trong cuộc chiến chống COVID-19.
Nghệ sỹ Vũ Quốc Việt viết bài hát "Hãy cách ly” trên nền nhạc bài hát "Hãy hát lên” nổi tiếng của anh. Bài hát có đoạn "Có những người từ lâu dương tính mất rồi/Có những người tự tin âm tính nhưng vẫn lo/ Thì người ơi, tui là người vui tính/Xin mọi người đừng xa lánh/Và mình cùng cách ly nào người tình vi rút/Cùng cách ly nào dù ta âm tính…”, bài hát vui nhộn nhưng vẫn mang đầy tinh thần cổ động chống COVID khiến công chúng yêu thích.
Các nghệ sỹ chia sẻ, trong khi dịch bệnh lan tràn, Nhà nước, đội ngũ trong ngành y, lực lượng quân đội, các chiến sỹ công an và những người trong đội tình nguyện viên bất chấp hiểm nguy đang ngày đêm trực diện ở tuyến đầu, giành lại mạng sống cho từng bệnh nhân, ngăn ngừa sự lây lan cho cộng đồng… Các nghệ sỹ xúc động trước những nỗ lực của Chính phủ, cảm kích, trân trọng và biết ơn những người đã nỗ lực trong việc đẩy lùi dịch bệnh và họ luôn mong muốn bằng lời ca tiếng hát, kêu gọi mọi người cùng chung tay chống dịch, thể hiện sự chung tay đồng lòng, sự chia sẻ nỗi đau trong lúc dịch bệnh.
Có thể nói, trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch COVID, mỗi người trong chúng ta đều mong muốn được góp sức cùng đất nước vượt qua đại dịch này. Và các nghệ sỹ đóng góp bằng việc cho ra đời những ca khúc, những MV ý nghĩa để cổ vũ, nâng cao tinh thần cho cộng đồng cùng cả nước tham gia chống dịch COVID-19.
Theo Báo Tin Tức
Sáng nay 2-4 (mồng 10-3 âm lịch), tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay tín ngưỡng thờ cúng những ông vua có công khai lập ra một quốc gia, một triều đại của một thể chế nhà nước thuở sơ khai là những nét sinh hoạt văn hóa mang tính tương đồng, dễ nhận thấy ở nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Điều đó càng đặc biệt được thể hiện ở các nước có chung những đặc điểm lịch sử - xã hội hoặc môi trường sinh tồn giống nhau, gần gũi nhau.
Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cuộc thi tìm kiếm tài năng diễn viên múa toàn quốc do Cục tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, nơi cư trú của đông đảo cư dân các dân tộc thiểu số. Nền văn hóa đa sắc màu đã gợi mở nhiều đề tài hay, độc, lạ cho giới văn, nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh. Bởi vậy, trong những năm gần đây, văn học - nghệ thuật (VH-NT) của tỉnh đã ghi dấu sự thăng hoa.
(HBĐT) - Câu ca "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba" không ai biết có tự bao giờ, nhưng bao đời nay, đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt. Và ngày mùng 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc giỗ của cả dân tộc, nhằm tri ân công đức của các Vua Hùng lập nên Nhà nước Văn Lang, nền móng của dân tộc ta bây giờ và dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Công lao ấy được cộng đồng người Việt khắc ghi ngàn đời nay, trở thành truyền thống cao đẹp với triết lý "Con người có tổ có tông”. Người Việt đã suy tôn các vua Hùng là Thủy tổ của dân tộc, nên việc thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tập quán, tín ngưỡng và cứ thế được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.