(HBĐT) - Những năm qua, cùng với quan tâm phát triển phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng nói chung, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) còn chú trọng công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các môn thể thao dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần cho Nhân dân, đồng thời bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc.
Người dân xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) theo dõi các đội giao lưu đánh mảng tại Lễ hội đình Khói năm 2020.
Xã Ân Nghĩa hiện có gần 8.900 nhân khẩu, trong đó 94% dân số là người dân tộc Mường. Những môn thể thao dân tộc luôn có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Mỗi dân tộc đều có những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán riêng. Với người dân tộc Mường ở xã Ân Nghĩa, những môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, kéo co, đánh mảng, vật cổ truyền dân tộc Mường đã trở thành những hoạt động thể thao không thể thiếu hàng ngày. Hầu hết các môn thể thao dân tộc đều được chơi theo hình thức tập thể. Vì vậy, tại các lễ hội hay giải thể thao mừng Đảng, mừng xuân của xã, thể thao dân tộc luôn nhận được sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của mọi tầng lớp Nhân dân. Người dân tham gia thi đấu đầy hào hứng, khán giả reo hò, cổ vũ đã tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi trong cộng đồng. Các môn thể thao dân tộc như đánh mảng, ném còn, vật cổ truyền dân tộc Mường đã được giao lưu, thi đấu và biểu diễn tại buổi khai mạc phục dựng lễ hội đình Khói năm 2020.
Là người thường xuyên chơi đánh mảng, chị Bùi Thị Ngần, xóm Láo Thành chia sẻ: "Từ khi còn bé tôi đã biết chơi đánh mảng. Giờ đây, mọi người từ già đến trẻ, từ những người đã ngoài 60 tuổi hay trẻ em 5 - 6 tuổi đa phần đều biết chơi. Tất cả đều rất yêu thích trò chơi dân gian này. Hy vọng rằng trong thời gian tới, chính quyền xã và người dân xã tiếp tục bảo tồn, để những môn thể thao dân tộc nói riêng, những nét đẹp văn hóa lâu đời nói chung sẽ không bị mai một”.
Để tạo nền tảng phát triển các môn thể thao dân tộc, Đảng ủy, chính quyền, Nhân dân xã Ân Nghĩa luôn chú trọng công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao. Đến nay, trên địa bàn xã có tổng số 22 sân chơi thể thao.
Hàng năm, các giải thi đấu thể thao được xã duy trì tổ chức đều đặn, trong đó, chú trọng một số môn thể thao dân tộc phổ biến với Nhân dân như đánh mảng, kéo co, ném còn. Thông qua các giải thể thao cơ sở, xã đã tuyển chọn được nhiều vận động viên tài năng để bồi dưỡng, huấn luyện thi đấu các giải thể thao cấp huyện, tỉnh như vận động viên Quách Văn Lực, Bùi Văn Vỉn... Câu lạc bộ Bắn nỏ của xã quy tụ những người dày dặn kinh nghiệm thi đấu, hoạt động thường xuyên và truyền dạy kỹ thuật, luật chơi cho thế hệ trẻ.
Việc quan tâm, nhân rộng, phát triển các môn thể thao dân tộc ở xã Ân Nghĩa đã góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời nâng cao sức khỏe, làm phong phú đời sống tinh thần cho người dân, thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng ngày càng lan tỏa rộng khắp trên địa bàn xã.
Xã đang xây dựng các giải pháp để truyền dạy việc tập luyện các môn thể thao dân tộc vì những khó khăn từ cơ sở: như thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên phải lao động, sản xuất, học văn hóa nên khó duy trì đều đặn.
Đồng chí Bùi Văn Quý, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Thể thao dân tộc là nét đẹp văn hóa của các dân tộc, vì vậy, công tác bảo tồn, phát triển là việc làm cần thiết. Trong thời gian tới, để thể thao dân tộc được nhân rộng hơn nữa, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục đẩy mạnh việc quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện; thường xuyên tổ chức các giải thể thao, thi đấu trong lễ hội lồng ghép các môn thể thao dân tộc... ”.
Linh Nhật
(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Hoà Bình là tỉnh phát hiện, lưu giữ nhiều trống đồng đứng thứ hai trong cả nước, với hai loại chính là: trống loại I Heger (trống Đông Sơn) và trống loại II Heger.
(HBĐT) - "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng Ba". Ngày 10/3 (âm lịch) hàng năm, muôn triệu con tim trên mọi miền Tổ quốc lại hướng về vùng đất Tổ, tìm về Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) để thể hiện tấm lòng thành kính tri ân, tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng.
Sáng nay 2-4 (mồng 10-3 âm lịch), tại điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài tổ chức trọng thể Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay tín ngưỡng thờ cúng những ông vua có công khai lập ra một quốc gia, một triều đại của một thể chế nhà nước thuở sơ khai là những nét sinh hoạt văn hóa mang tính tương đồng, dễ nhận thấy ở nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Điều đó càng đặc biệt được thể hiện ở các nước có chung những đặc điểm lịch sử - xã hội hoặc môi trường sinh tồn giống nhau, gần gũi nhau.
Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cuộc thi tìm kiếm tài năng diễn viên múa toàn quốc do Cục tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, nơi cư trú của đông đảo cư dân các dân tộc thiểu số. Nền văn hóa đa sắc màu đã gợi mở nhiều đề tài hay, độc, lạ cho giới văn, nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh. Bởi vậy, trong những năm gần đây, văn học - nghệ thuật (VH-NT) của tỉnh đã ghi dấu sự thăng hoa.