Ngay sau khi báo chí, truyền thông đưa tin về hiện tượng quá tải, du khách tăng đột biến tại một số di tích, điểm du lịch tâm linh, ngày 15-3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nếp sống văn minh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.


Trong tình hình hiện nay, các lễ hội không thể vẫn đông đúc như khi chưa có dịch. Ảnh: Lễ hội làng Mọc Quan Nhân khi dịch bệnh chưa xảy ra.

Công văn nêu rõ: Tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh do hiện tượng người dân chủ quan, chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch khi tham gia các hoạt động tập trung đông người, đặc biệt là tại các địa điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh.

Nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các cơ quan ban, ngành tại địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, triển khai quy trình phòng, chống dịch trong hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19 theo hướng dẫn tại Công văn số 4159/BVHTT-TCDL ngày 9-11-2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bộ cũng đề nghị các địa phương yêu cầu Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức xây dựng và thực hiện các phương án bảo đảm an ninh, an toàn phòng chống dịch cho khách du lịch; người tham gia hoạt động văn hóa, thể thao; khách tham quan bảo tàng, di tích, danh lam thắng cảnh; người tham gia lễ hội. Chỉ tổ chức đón khách khi bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19; yêu cầu nhân dân thực hiện "Thông điệp 5K: Khẩu trang- Khử khuẩn - Khoảng cách- Không tụ tập- Khai báo y tế" của Bộ Y tế tại các điểm du lịch; bảo tàng, di tích, danh lam thắng cảnh; nơi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao; địa điểm tổ chức lễ hội.

Xây dựng, thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị báo cáo kết quả về Bộ (qua Cục Văn hóa cơ sở) trước ngày 25-3 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Tôn vinh nét đẹp, lan toả tình yêu áo dài truyền thống

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 3, hòa chung không khí của phụ nữ cả nước, hội viên, phụ nữ trong tỉnh hào hứng tham gia mặc áo dài đi làm hàng ngày tại công sở, trường học... Đây là hoạt động hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài Việt Nam" năm 2021 từ ngày 1 - 8/3 do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phát động.

Tận hưởng sắc hoa xuân tháng ba

(HBĐT) - Tháng ba - tháng của các loài hoa xuân, mỗi loài một vẻ nối tiếp nhau đua nở, níu kéo mùa xuân làm rung động, đắm say, xao xuyến lòng người.

Hang Đầu Gỗ - động của các kỳ quan

(HBĐT) - Hang Đầu Gỗ - hang được coi là đẹp nhất đất nước, được người Pháp tôn là "động của các kỳ quan”, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh) khoảng 6 km, thời gian di chuyển bằng tàu du lịch đến hang chỉ khoảng mười mấy phút. Nhìn từ xa, hang Đầu Gỗ có màu xanh lam, tựa như con sứa biển khổng lồ.

Nhà sưu tập, lưu giữ cổ vật đất Mường

(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, ông Vũ Tất Chiến ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) bắt đầu sưu tập để rồi tìm thấy niềm đam mê cổ vật. Tại thời điểm này, ông là người sở hữu số lượng hiện vật lên đến hàng nghìn. Các cổ vật được ông cẩn trọng lưu giữ với mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa đất Mường.

Linh thiêng Qoèn Ang cổ tự

(HBĐT) - Có tuổi đời hơn 400 năm. Trải qua biết bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, thậm chí, ngôi chùa với lối kiến trúc đặc trưng của chốn kinh kỳ xưa giữa vùng đất cổ Mường Thàng bị sập đổ, chỉ còn lại nền móng cũ và 2 cây hoa đại có tuổi đời hơn 400 năm còn hiện hữu. Nhưng với phúc âm nơi chốn linh thiêng vùng đất Mường Thàng, ngôi chùa đã được phục dựng như dáng vẻ ban đầu uy nghi, bề thế...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục