(HBĐT) - Không lấn chiếm lòng đường, hè phố; không có chợ cóc, chợ tạm; không cơi nới mái che, mái vẩy, treo hình ảnh, đặt biển quảng cáo gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị; không viết, vẽ, dán quảng cáo, rao vặt lên tường, cây xanh, cột điện và các công trình đô thị… Đó là những quy định TP Hòa Bình đặt ra để hướng tới xây dựng đô thị văn minh. Phần đa các gia đình, khu dân cư đã thực hiện tốt, tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những người, những hộ chấp hành chưa nghiêm, ấy là khi "văn hóa làng” được đưa lên phố.
Cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) trước giờ tan trường.
Hàng ngày lưu thông trên đường, kể cả con đường rộng thênh thang như đường Trần Hưng Đạo hay đại lộ Thịnh Lang không khó để bắt gặp người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu theo kiểu "đường ta ta đi”. Đôi khi người ngồi sau xe đạp, xe máy hay từ trong ô tô vô tư quăng túi rác nhỏ là đồ ăn vặt ra vệ đường. Mỗi khi trời đổ mưa, cổng các trường học ở bậc học mầm non, tiểu học, THCS tắc nghẽn cả tuyến dài vì một số phụ huynh đỗ ô tô ngay giữa cổng trường, mặc các em nhỏ được bố mẹ chở bằng xe máy, xe đạp hay đi bộ ướt nhẹp, bẩn nhem vì len lách qua biển người và phương tiện giao thông để vào trường.
Với sự vào cuộc tích cực của MTTQ, các ngành, đoàn thể từ thành phố tới các phường, xã, ngày càng có thêm nhiều tấm biển: "Đường phụ nữ tự quản”, "Đường thanh niên tự quản”, "Khu dân cư kiểu mẫu”, "Khu dân cư không rác”, "Tuyến phố văn minh”, "Tuyến đường hoa”… được dựng lên. Nhưng, ngay trên những tuyến đường, khu phố được gắn biển có hàng chữ văn minh, văn hóa ấy vẫn còn phất phơ túi nilon, thậm chí cả khẩu trang y tế phòng, chống dịch Covid-19 cuộn theo làn gió thoảng. Nhiều hộ tự ý cơi nới lợp máy che, mái vẩy, thậm chí cả hàng rào sắt lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán, ga ra ô tô gia đình. Khi nhà có việc, nhất là việc cưới, việc tang, nhiều hộ nghiễm nhiên dựng phông bạt chiếm trọn lòng đường, gây ách tắc giao thông. Mới đây, nhiều người dân TP Hòa Bình đã bày tỏ bức xúc trước việc một hộ tổ chức đám cưới cho con đã dựng rạp choán cả một con ngõ trên đường Lý Tự Trọng, thuộc phường Phương Lâm. Sẽ không có gì đáng phàn nàn nếu đó là ngõ cụt, nhưng đó là trục đường chính mà các bậc phụ huynh đưa con tới trường (trường tiểu học Lý Tự Trọng). Trong 3 ngày với 6 lượt đưa đón con, em tới trường phải vòng vèo qua các ngõ khác, không ít người thật sự bức xúc đặt câu hỏi: TP Hòa Bình có đang trong lộ trình xây dựng đô thị văn minh? Nhưng phần đa số người bỏ qua vì cho rằng, đó là chuyện thường ngày vẫn thấy, nhà nào chẳng có việc… và đó cũng là một cách lưu giữ "văn hóa làng”.
Điều không thể phủ nhận là "văn hóa làng” khá phổ biến trong cộng đồng người Việt bởi: Khu dân cư vốn dĩ là xóm; phường được nâng cấp lên từ xã. Dẫu xóm có lên khu, xã có lên phường thì nếp nghĩ, cách làm, nét sinh hoạt của người dân không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, trong điều kiện TP Hòa Bình đang huy động mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, thực hiện quy chế quản lý đô thị, nếp sống văn minh đô thị, gắn với thực hiện tốt cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, để phấn đấu xây dựng thành phố đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước năm 2025 cần lắm ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân chung tay xây dựng thành phố xứng đáng là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
THÚY HẰNG
(Hội Nhà báo tỉnh)
"Tự hào một dải biên cương" là Triển lãm ảnh do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, khai mạc chiều 23/3, tại Hà Nội.
Dân gian có câu "kiếm củi ba năm, thiêu một giờ” với ý nghĩa những sai sót nhỏ có thể khiến thành quả gây dựng trong một thời gian dài bị tiêu tan. Giống như trong trận bóng đá, một sơ suất nhỏ của hàng phòng ngự có thể khiến toàn đội bóng phải làm lại từ đầu hoặc thậm chí thất bại. Việt Nam đã dập thành công ba đợt dịch Covid-19 trong năm vừa qua. Dư luận trong nước và quốc tế đều ca ngợi đây là kỳ tích. Thế nhưng những gì diễn ra trên thế giới và các nước láng giềng những ngày gần đây cho thấy, dịch Covid-19 dù đã bị khống chế nhưng có thể bùng phát trở lại bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.
(HBĐT) - Vào các dịp Tết và lễ hội, ở các bản, làng, khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Thủy rực rỡ, sôi động các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Điều đặc biệt, trên sân khấu luôn là những lời ca, điệu múa mang đậm nét giao thoa của đồng bào hai dân tộc Kinh - Mường, tạo nên sự phong phú, đa dạng, lôi cuốn nhưng vẫn giữ được tinh hoa quý báu của nền văn minh lúa nước của người Việt và bản sắc truyền thống của đồng bào dân tộc Mường. Đồng thời, tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư để xây dựng cuộc sống mới ngày càng no ấm, vui tươi, lành mạnh.
(HBĐT) - Có những tác phẩm dài 5 kỳ, những phóng sự được đầu tư dày dặn phản ánh đậm nét, trung thực, kịp thời những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương. Tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về vùng đất, con người Hòa Bình đến bạn bè trong nước, quốc tế; tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch…, báo chí Hòa Bình năm 2020 đã tạo được dấu ấn mới sắc nét.
(HBĐT) - Theo đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc, tới đây, để tăng cường hơn nữa việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở địa phương, huyện tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích việc thành lập các câu lạc bộ chiêng Mường, dân ca Mường, đặc biệt là mo Mường. Dự kiến trong cuối tháng 3, đầu tháng 4 sẽ ra mắt câu lạc bộ (CLB) giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mo Mường cấp huyện. Trước đó, ở một số xã đã thành lập, duy trì hoạt động các CLB giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị mo Mường như Nhân Mỹ, Mỹ Hòa, Phong Phú.
(HBĐT) - Ngày 18/3, tại Sở VH-TT&DL, Khối thi đua các cơ quan quản lý nhà nước về Khoa học - Văn hóa – Xã hội gồm các đơn vị: Sở VH-TT&DL, Ban Dân tộc, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT, Sở Y tế và Sở KH&CN tổ chức hội nghị triển khai công tác thi đua, khen thưởng năm 2021.