(HBĐT) - Vào các dịp Tết và lễ hội, ở các bản, làng, khu dân cư trên địa bàn huyện Yên Thủy rực rỡ, sôi động các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Điều đặc biệt, trên sân khấu luôn là những lời ca, điệu múa mang đậm nét giao thoa của đồng bào hai dân tộc Kinh - Mường, tạo nên sự phong phú, đa dạng, lôi cuốn nhưng vẫn giữ được tinh hoa quý báu của nền văn minh lúa nước của người Việt và bản sắc truyền thống của đồng bào dân tộc Mường. Đồng thời, tạo sự gắn kết trong cộng đồng dân cư để xây dựng cuộc sống mới ngày càng no ấm, vui tươi, lành mạnh.


Nhờ đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, huyện Yên Thủy duy trì hiệu quả hoạt động 115 đội văn nghệ ở các xóm, bản, tổ dân số với 1.035 thành viên tham gia.

Phó giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện Nguyễn Xuân Thư chia sẻ: Dân số của huyện có hơn 60.600 người, trong đó, dân tộc Mường chiếm 69,22%, dân tộc Kinh 30,06%, các dân tộc khác trên 0,7%. Trong xu thế hội nhập và phát triển, cùng với tiếp cận với những tinh hoa của nhân loại, người dân Yên Thủy luôn nhận thức rõ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển KT-XH. Bởi vậy, mọi người, mọi nhà không chỉ tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ mà luôn trân trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, không để cho làn sóng của văn minh, hiện đại lấn át nền văn hóa truyền thống được xây dựng qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc.

Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, huyện hiện có 11 xã, thị trấn và 115 xóm, bản, tổ dân phố. Cùng với tập trung sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, UBND các xã, thị trấn đã kiện toàn 115 đội văn nghệ ở các xóm, bản, tổ dân số với 1.035 thành viên tham gia. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, cùng với 2 triệu đồng/năm do tỉnh cấp, nhờ đẩy mạnh xã hội hóa, thành viên các đội văn nghệ và nhiều mạnh thường quân đã tích cực ủng hộ phong trào để mua trang phục, đạo cụ, nhạc cụ, sưu tầm, phục dựng những lời ca, điệu múa truyền thống; tổ chức hội diễn, biểu diễn, giao lưu trong xã, trong huyện và các huyện lân cận.

Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đội văn nghệ ở cơ sở, hàng năm, Trung tâm VH-TT&TT huyện mở lớp và phối hợp Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh mở lớp tập huấn nghiệp vụ VH-TT&TT cho các đối tượng là Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các xã, đội trưởng đội văn nghệ ở cơ sở. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả nguồn lực do tổ chức Tầm nhìn Thế giới hỗ trợ để duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ chiêng và những điệu múa, làn điệu dân gian, truyền thống.

Đánh giá vai trò của đội văn nghệ ở các xóm, bản, tổ dân phố, Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác mặt trận khu phố Tân Bình, thị trấn Hàng Trạm Đinh Thị Ngần cho biết: Để hoạt động có nề nếp, đạt hiệu quả cao, các đội văn nghệ đã xây dựng kế hoạch hoạt động. Tổ chức hướng dẫn cho các thành viên phát huy vai trò của đội văn nghệ trong công tác tuyên truyền. Đồng thời, vận động Nhân dân tích cực tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Thông qua hoạt động, các đội văn nghệ đã có đóng góp quan trọng trong tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh, biểu dương gương người tốt, việc tốt, đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu. Qua đó, không chỉ nâng cao đời sống tinh thần mà còn là nguồn động viên, khích lệ để Nhân dân các dân tộc trên địa bàn phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Khi Tết đến, xuân về và những dịp lễ hội, nét đẹp giao thoa giữa miền xuôi và miền ngược ở Yên Thủy luôn vang vọng, đằm thắm, thiết tha trong tiếng trầm hùng của những dàn chiêng, những âm thanh sôi động, réo rắt của đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, thanh la, trống, chũm chọe. Hòa mình trong những lời ca, điệu múa: "Vui hội hái bông”; "Sênh Tiền”, "Múa còn”, "Trống đu”… là những cô gái Mường khoác trên mình chiếc áo "pắn” đủ sắc màu, lấp ló chiếc cạp váy rực rỡ, tinh túy được làm ra từ những bàn tay khéo léo. Rộn ràng trong những làn điệu chèo: "Câu hát ngày xuân”, "Lá cờ Bác trao”, "Sa lệch chênh chuyên xếp”... là những cô gái người Kinh với những dải yếm đào, chiếc váy đụp thướt tha, tà áo tứ thân duyên dáng. Họ không chỉ là những bông hoa khoe sắc giữa đại ngàn Tây Bắc mà còn góp phần tiếp tục củng cố, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.


Đức Phượng


Các tin khác


Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Ấn tượng Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn năm 2024

Lễ hội đánh cá suối truyền thống xã Lỗ Sơn được duy trì và tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm giao thoa giữa mùa Xuân với mùa Hạ, việc tổ chức lễ hội vừa để nhân dân vui hội, vừa rèn luyện kỹ năng sinh tồn như câu ngạn ngữ "cơm cày, cá kiếm”. Đây là lễ hội dân gian gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn của nền văn minh Việt cổ, lễ hội là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Tló.

Người đẹp Đinh Thị Hoa đăng quang Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024

Tối 12/5, Đêm chung kết Hoa hậu Đại sứ Du lịch Việt Nam năm 2024 đã diễn ra tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Người đẹp Đinh Thị Hoa đã đăng quang ngôi vị Hoa hậu.

Luồng gió mới cho sản phẩm văn hóa bản địa

Thay vì tiêu thụ sản phẩm văn hóa ngoại lai, các trò chơi du nhập từ nước ngoài, thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt nhịp tiến trình sáng tạo sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa, tạo nên một cộng đồng giải trí mới, đầy tự hào và hứng khởi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục