(HBĐT) - Một chút băn khoăn, một chút rụt rè vì sức khỏe, tuổi tác, vì ít được tương tác với ánh đèn sân khấu… nhưng khi đã vươn mình ra "biển lớn”- cuộc thi "Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023”, thí sinh Nguyễn Hoàng Quỳnh, Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình đã cháy hết mình. Với nhạc phẩm "Xa khơi” của nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ, Quỳnh đã "đốn tim” khán giả bằng những tràng pháo tay giòn giã qua mỗi khúc ngân, qua phần biểu cảm, kết quả được ban tổ chức ghi nhận, trao giải thưởng: Tiết mục được yêu thích nhất!
Thí sinh
Nguyễn Hoàng Quỳnh, Hội Nhà báo tỉnh trong đêm thi chung kết cuộc thi
Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023 tại Thủ đô Hà Nội.
Ngay khi tiếp nhận kế hoạch và thể lệ cuộc thi Tiếng hát người làm báo mở rộng 2023 chúng
tôi đã hướng tới một nhân tố tiềm ẩn,nhà báo Nguyễn Hoàng Quỳnh, Phó trưởng phòng Tiếng dân tộc và
Văn nghệ giải trí (Đài PT-TH tỉnh). Có chút
băn khoăn, do dự vì đã bước vào ngưỡng tuổi 40, lại ít được biểu diễn trên sân
khấu… nhưng được sự động viên, khích lệ của Thường trực Hội Nhà báo tỉnh
và Ban giám đốc, Ban thư ký chi hội Đài PT-TH tỉnh, Quỳnh đã mạnh dạn đăng ký
tham dự cuộc thi. Với chất giọng đẹp, kỹ năng biểu cảm theo lời hát tốt, tiết
mục của Quỳnh đã vượt qua gần 100 tiết mục của các đồng nghiệp khác và được
chọn vào vòng thi chung khảo.
Theo đánh
giá của Ban tổ chức:Đây là mùa giải có lực lượng tham gia đông đảo nhất và
chất lượng cũng cao nhất từ trước đến nay. Là giải mở rộng nên ngoài các
thí sinh đến từ các cơ quan báo chí còn có thí sinh đến từ các cơ quan
quản lý báo chí, các trường đào tạo về báo chí, truyền thông… Theo đó đã thu
hút hàng trăm thí sinh đến từ mọi miền Tổ quốc, từ vùng sâu, xa, miền núi, hải
đảo, đồng bằng, miền duyên hải đến những thành phố lớn.
Huấn luyện cho các thí sinh thể hiện 18
tiết mục được chọn vào vòng chung kết, tiến sĩ, NSND Quốc Hưng, Trưởng khoa Thanh nhạc, Học viện
Âm nhạc quốc gia Việt Nam chia sẻ: Các thí sinh
được chọn vào vào vòng thi chung kết năm nay có năng lực khá đồng đều. Tất
cả các giọng hát đều rất ấn tượng. Mỗi thí sinh đều thể hiện được
chất riêng của mình, mang màu sắc riêng không thể trộn lẫn. Các
tiết mục được chọn phong phú về dòng nhạc, bao gồm: nhạc cách mạng, nhạc trữ
tình, ca khúc mang âm hưởng dân ca, nhạc nhẹ… tập trung chủ yếu vào các chủ đề:
ca ngợi Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, nghề báo, tình cảm gia đình, tình
yêu đôi lứa... Đây là một cuộc thi bán
chuyên nghiệp, thí sinh dự thi chủ yếu là người làm báo, nhưng các giọng hát
tham gia cuộc thi đều đã được đào tạo một cách rất bài bản, chuyên nghiệp.Nhiều
tác phẩm được đầu tư về phối khí, kỹ thuật thanh nhạc khó, một số tiết mục gây
ấn tượng ở khâu trình diễn với sự hỗ trợ của các nhóm bè và các nhóm múa. Bởi thế, Ban giám khảo
rất khó khăn trong việc "cầm cân, nảy mực” chọn ra những tiết mục xuất sắc
nhất, đạt giải cao nhất.
Nhớ lời khuyên của thầy Hưng (NSND Quốc Hưng) dành cho cả nhóm thí sinh trong kỳ huấn luyện: "Trong đêm chung kết, ai có thể bùng nổ nhất trên sân
khấu, người đó sẽ đoạt được giải cao nhất”, Quỳnh đã chuẩn bị cho mình tâm thế
thật tốt. Nhưng đến sát ngày thi Quỳnh gặp vấn đề về sức khỏe, cộng với sự
choáng ngợp khi lần đầu bước ra sân khấu lớn khiến phần thi không được nhuyễn
như khi tập luyện.
Không được xướng tên trong tốp giải "có số”nhất, nhì, ba hay
khuyến khích,được trao giải phụ "Tiết mục được yêu thích nhất”có
chút hụt hẫng nhưng gặp ai Quỳnh cũng nở nụ cười tươi: "Được hát, được thể hiện
tình yêu, niềm đam mê âm nhạc trên sân khấu lớn của những người làm báo toàn
quốc là niềm vinh dự, tự hào lớn và là kỷ niệm không thể nào quên đối với
Quỳnh. Đây sẽ là nguồn động viên, khích lệ lớn để Quỳnh tiếp tục vươn lên
hoàn thành tốt sứ mệnh của người làm báo, là chiến sỹ tiên phong, xung kích trên
mặt trận văn hoá”.
Lam Nguyệt (CTV)