(HBĐT) - Năm 2022, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục được triển khai sâu rộng, gắn kết chặt chẽ với các phong trào, cuộc vận động khác, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới.


Các tuyến đường giao thông xã Chiềng Châu (Mai Châu) được người dân trồng hoa 2 bên và thường xuyên vệ sinh tạo cảnh quan sạch đẹp, xây dựng bản làng văn hóa.

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo phong trào Trung ương, Ban chỉ đạo phong trào tỉnh đã tập trung thực hiện 5 nội dung cùng với 7 phong trào cụ thể. Trong năm 2022, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển sâu rộng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển KT-XH của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phong trào xây dựng gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến được quan tâm, có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh... 

Phong trào thi đua học tập, lao động, sáng tạo được phát động đều khắp trên các mặt đời sống xã hội, được các tầng lớp nhân dân, thành phần kinh tế, các cơ quan, đơn vị tích cực hưởng ứng. Nhiều mô hình "Học tập, lao động, sáng tạo” được triển khai như: Tỉnh Đoàn với mô hình "Diễn đàn thanh niên Hòa Bình sáng tạo, khởi nghiệp”; Công an tỉnh với mô hình "Đổi mới lề lối, phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân”; "Hỗ trợ cộng đồng phòng chống tội phạm mua bán người”...

Trong phong trào đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc, gương người tốt, việc tốt là hạt nhân tích cực góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp. Các danh hiệu văn hóa trong phong trào được duy trì ổn định về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng. Quá trình triển khai phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được kết hợp với xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đã phát huy hiệu quả tích cực. Các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng và củng cố, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại cơ sở được tổ chức thường xuyên phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Phong trào xây dựng danh hiệu "Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và "Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” được triển khai gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết chế văn hóa được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là phong trào "Tỉnh Hòa Bình chung sức xây dựng nông thôn mới” đã làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 73/129 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 56,58%), bình quân đạt 16 tiêu chí/xã; có 21 xã nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 174 vườn mẫu. Năm qua, toàn tỉnh có 87,9% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”; 95,1% khu dân cư đạt danh hiệu "Khu dân cư văn hóa”; 1.360/1.481 "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” đạt tỷ lệ 92%.

Thông qua phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã thúc đẩy khối đại đoàn kết các dân tộc, phát huy truyền thống tốt đẹp của mỗi dòng họ, gia đình và cộng đồng dân cư, xây dựng tình đoàn kết, hòa thuận, cùng nhau phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá các cấp trong tỉnh tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào trên địa bàn tỉnh gắn với nhiệm vụ xây dựng gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa đi đôi với thực hiện công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình.

 Đỗ Hà

Các tin khác


Gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Hòa Bình nhịp điệu mới”

(HBĐT) - Ngày 15/3, Chi hội Nhiếp ảnh thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức gặp mặt hội viên nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2023).

Đền Nè, xã Xuân Thủy được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

(HBĐT) - Ngày 15/3, UBND huyện Kim Bôi tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đền Nè, xã Xuân Thủy. Đây là 1 trong 8 di tích đã được xếp hạng trên tổng số 29 di tích lịch sử - văn hóa của huyện đã được kiểm kê.

Lễ hội chùa Kè - nét đẹp văn hóa vùng đất cổ Mường Bi

(HBĐT) - Lễ hội chùa Kè, xã Phú Vinh (Tân Lạc) là lễ Thanh minh đầu năm, theo tiếng Mường là "lệ tha cha chùa" được tổ chức vào ngày 16/2 âm lịch hàng năm. Trước đây, lễ hội tổ chức quy mô nhỏ. Từ năm 2017, lễ hội được tổ chức quy mô cấp xã nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, vui chơi của con dân trong vùng. Năm nay, lễ hội thu hút đông đảo Nhân dân cùng du khách thập phương về trẩy hội với nhiều hoạt động phong phú.

71 tác phẩm giành giải thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12

Chiều 13/3, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm cuộc thi Ảnh nghệ thuật Quốc tế lần thứ 12 năm 2023 tại Việt Nam (VN-23).

Sở VH-TT&DL 7 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc: Phát động phong trào thi đua yêu nước và ký kết giao ước thi đua năm 2023

(HBĐT) - Ngày 13/3, tại tỉnh Hoà Bình, Cụm thi đua 7 tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc tổ chức hội nghị triển khai phong trào thi đua yêu nước và ký kết giao ước thi đua năm 2023. Tham dự có lãnh đạo Sở VH-TT&DL các tỉnh trong cụm thi đua, gồm: Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ và Bắc Kạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục