Cuối tháng 11/2023, du khách thập phương đã tham dự và chung vui với người dân thôn Lai Trì, xã Thanh Cao (Lương Sơn) về sự kiện văn hóa quan trọng: đình Lai Trì được đón bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Người dân và du khách tham gia rước bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh về đình Lai Trì, xã Thanh Cao (Lương Sơn).
Theo lời kể của cụ Nguyễn Văn Bính - một trong những người cao tuổi nhất của thôn, khi xưa, đình Lai Trì được các triều đại phong kiến Việt Nam tặng sắc phong, thần phả cho các vị thần được thờ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, đến khoảng năm 1950, ngôi đình bị thực dân Pháp đốt cháy. Từ đó, các sắc phong, văn tế và các đồ thờ tự được cụ từ cất giữ, nhưng thời gian khiến các hiện vật bị mối mọt, thất lạc. Đình giờ chỉ còn giữ lại 1 bia đá nhưng chữ đã bị mài mòn nên không rõ được nội dung ghi trên bia.
Dựa vào nguồn tư liệu do các bậc cao niên của thôn cung cấp, so sánh với các di tích có cùng niên đại thì đình Lai Trì xưa thời Thành Hoàng làng là tam vị Tản Viên Sơn Thánh, bao gồm Đức Thánh Tản Viên và 2 người em họ là Cao Sơn (Sùng Công), Quý Minh (Hiển Công). Ngoài ra, đình còn thờ thêm các nhân vật như ông Nguyễn Đình Khánh và ông Hành Khiển. Năm 1989, đình Lai Trì được nhân dân trong thôn dựng lại với kiến trúc bằng gỗ lợp mái gianh để làm nơi thờ phụng. Đến năm 1993, đình được xây bằng gạch, cát, xi măng và đến năm 2017 được xây thêm cổng. Trên diện tích khu đất xưa gần 2.500 m2, phía trước (cổng nghi môn) là khu vực ao sen, cánh đồng lúa rộng, không gian của đình có sự hài hoà, gần gũi giữa con người và thiên nhiên mà không làm mất đi sự thanh tịnh, linh thiêng.
Tại ngôi đình này, mọi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng diễn ra hàng năm. Các sự kiện quan trọng gồm lễ việc làng, lễ hạ điền, lễ thượng điền, giỗ ông Khánh. Tuy nhiên, lễ hội chính, thường niên được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng Giêng, tục gọi là lễ việc làng. Vào ngày mồng 6 hoặc mồng 7 tháng Giêng, tức là trước khi tiến hành phần lễ, thôn thường tổ chức hoạt động phần hội thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư với nhiều nghi thức và trò chơi độc đáo, như: ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh bóng... Ngoài ra, vào các ngày rằm và mùng 1 hàng tháng hoặc những khi gia đình nào có việc đều mang lễ vật ra đình để cầu mong được thần phù hộ.
Vì đình nổi tiếng linh thiêng nên nhân dân trong vùng và du khách thập phương thường đến đây dâng hương cầu lộc, cầu tài, cầu mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Lễ hội đình trở thành nơi hội tụ, thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Thông qua hoạt động lễ hội, thờ cúng nhắc nhở mọi người luôn hướng về cội nguồn, tri ân công đức đối với người đã có công với dân, với nước, nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Đặc biệt, sự kiện đình được cấp bằng chứng nhận di tích cấp tỉnh trở thành niềm vinh dự, tự hào của chính quyền và nhân dân thôn Lai Trì, từ đó có thêm động lực để bảo tồn, phát huy hơn nữa các giá trị lịch sử văn hóa.
Hiện nay, đình Lai Trì được UBND huyện Lương Sơn giao chính quyền thôn trực tiếp trông coi, quản lý. Gắn liền với di tích là phần giá trị di sản văn hóa phi vật thể, không gian văn hóa của đồng bào dân tộc Mường nơi đây. Theo đồng chí Nguyễn Thị Tiến, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lương Sơn, nằm trong hệ thống di tích, danh thắng của huyện, trong tương lai, di tích đình Lai Trì sẽ kết hợp với các di tích khác trên địa bàn tạo nên các tuyến du lịch tâm linh - sinh thái - thắng cảnh - cách mạng - khảo cổ - làng bản. Đặc biệt, di tích gần và cùng tuyến tham quan với quần thể thắng cảnh động Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) và chùa Hương (Hà Nội). Với tiềm năng đó, đình sẽ là điểm gửi gắm tâm linh cho đông đảo du khách gần xa, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bùi Minh
Trong bối cảnh hiện nay, tác động của toàn cầu hóa và sức mạnh của công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật, truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội... đã và đang đặt ra những thách thức lớn về kiến tạo và giữ gìn bản sắc, về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của xây dựng hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam.
Các sản phẩm công nghiệp văn hóa Việt Nam như thời trang, trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích. Điều đó cho thấy tài năng sáng tạo của người Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra "biển lớn”.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam là nguồn lực phát triển đất nước và nguồn lực ấy hiện còn nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, cần phải thay đổi nhận thức, thiết lập chiến lược, chính sách để khai thác hiệu quả nguồn lực này.
Trong những năm qua, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được xác định là phong trào quần chúng rộng lớn, giúp xây dựng con người văn hóa, cộng đồng văn hóa, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trong đó, việc xây dựng "gia đình văn hóa”, "làng văn hóa"... được lan tỏa sâu rộng đến từng xóm, tổ dân phố và từng gia đình. Qua phong trào, nhiều gia đình trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
Nhân kỷ niệm 27 năm Ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2024), tối 3/1, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Hội Nhạc sỹ Việt Nam tổ chức Chương trình "Giới thiệu một số ca khúc mới viết về Hà Nam”.
Những năm qua, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" (TDĐKXDĐSVH) được các cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn triển khai tích cực, có hiệu quả. Qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.