Hội báo Xuân là sự kiện văn hóa đặc sắc, dịp để các nhà báo, cơ quan báo chí giao lưu, học tập kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa các hội viên, những người làm báo với công chúng. Bởi thế, dù tổ chức với quy mô lớn hay nhỏ, Hội Báo xuân vẫn tạo được điểm nhấn ấn tượng.



Hội báo xuân Giáp Thìn - Hòa Bình 2024 sẵn sàng chờ ngày khai hội.


Tính đến Tết Giáp Thìn 2023, tôi và những cộng sự cùng đại diện các cơ quán báo chí ở Hòa Bình đã 3 lần được phấn khởi tham gia chuẩn bị tổ chức Hội báo Xuân. Vì thành viên ban tổ chức hầu hết là những người mới nên chưa định hình được khung tiêu chuẩn cho một hội báo. Sau nhiều ý kiến đóng góp, mọi người đã đi đến sự thống nhất chung: Hội Báo xuân cần đảm bảo an toàn, tiết kiệm, tạo được điểm nhấn văn hoá, báo chí trong những ngày đầu xuân mới.

Trên cơ sở đó, năm 2021, Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình đã tích cực chuẩn bị tổ chức Hội báo xuân Tân Sửu. Dự kiến ngày khai mạc là mùng 3/2/2021 nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là một trong những sự kiện chào mừng thành công Đại hội XIII của Đảng. Hội báo là dịp để các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo gặp gỡ giao lưu, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và cũng nơi giao lưu, gặp gỡ giữa người làm báo với công chúng. Qua đó, khích lệ giới báo chí thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của Nhân dân.

Với quyết tâm và kỳ vọng lớn đó, Hội Báo xuân Tân Sửu đã thu hút được 14 đơn vị đăng ký tham gia trưng bày ấn phẩm báo, tạp chí, tranh, ảnh thời sự, nghệ thuật và các sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng của Hòa Bình. Mọi công việc chuẩn bị đã được hoàn tất, nhưng trước giờ khai hội 1 ngày, thành phố Hòa Bình ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng. Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 28/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Hòa Bình, Hội Báo xuân Tân Sửu – Hòa Bình 2021 đã phải tạm dừng trong sự tiếc nuối.

Ở Hòa Bình, dịch bệnh Covid-19 kéo dài đến những tháng đầu năm 2022, bởi thế việc hạn chế tập trung đông người là quy định. Vẫn mong muốn tổ chức được không gian trưng bày báo xuân để tôn vinh hoạt động nghề nghiệp, nhân dịp Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, nhà báo và văn nghệ sĩ tiêu biểu nhân dịp Xuân Nhâm Dần; Tổng kết trao Giải "Búa liềm vàng” lần thứ VI, năm 2021 tỉnh Hòa Bình, Hội Nhà báo tỉnh đã kết hợp tổ chức trưng bày báo xuân 2022 với trên 500 ấn phẩm báo, tạp chí, sách văn học nghệ thuật của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trong cả nước. Gian trưng bày nhỏ nhưng đã tạo được sức hút lớn với các đại biểu. Bởi, cùng với đọc, xem những ấn phẩm báo chí hay, đặc sắc nhất từ mọi miền đất nước, đây là dịp để người làm báo Hòa Bình nhìn lại thành quả một năm lao động, sáng tạo.

Xuân 2023, khi dịch bệnh Covi-19 đã được đẩy lùi, Hòa Bình cũng như nhiều địa phương khác trong nước tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa mừng Đảng, mừng Xuân. Trong đó, lễ hội Khai hạ Mường Bi được tỉnh quyết định tổ chức quy mô cấp tỉnh và được đổi tên thành lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023. Lễ hội được tổ chức quy mô lớn trong 3 ngày (27-29/1/2023), tức mùng 6 - 9 tháng Giêng năm Quý Mão với nhiều chương trình đặc sắc, hấp dẫn. Nhằm tạo sự cộng hưởng và lan tỏa, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 11082/VPUBND-NVK, ngày 22/12/2022 chỉ đạo tổ chức Trưng bày báo xuân Quý Mão tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình năm 2023. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh chuẩn bị gian trưng bày báo xuân khá đầy đủ trong không gian chung của Lễ hội Khai hạ. Gian trưng bày đã giới thiệu đến công chúng trên 300 đầu báo, tạp chí với trên 600 ấn phẩm báo chí tiêu biểu trong cả nước. Trong đó, chủ đạo là các sản phẩm báo chí của tỉnh gồm: Báo in, báo điện tử, ảnh báo chí của Báo Hòa Bình. Đài PT-TH tỉnh bố trí 4 màn hình trình chiếu phục vụ khán, thính giả xem các chương trình của Đài. Tạp chí Văn Nghệ Hòa Bình trưng bày trên 100 ấn phẩm sách, tạp chí và ảnh phục vụ công chúng. Sự kiện là hoạt động thiết thực mừng xuân, mừng Đảng.

Tiếp nối những thành công đó, xuân 2024 Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND thành phố Hòa Bình tổ chức Hội Báo Xuân Giáp Thìn - Hòa Bình  2024. Vẫn trên tinh thần tổ chức trang trọng, tiết kiệm nhằm tạo thêm không gian để người dân vừa thưởng lãm các ấn phẩm báo xuân, vừa tham quan mua sắm hàng hóa phục vụ Tết với phần trưng bày và bán các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh. Công tác chuẩn bị đã chu tất với 18 gian trưng bày ấn phẩm báo chí, văn học nghệ thuật, ảnh của các cơ quan, đơn vị: Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh; Hội Nhà báo, Hội Văn học- Nghệ Thuật tỉnh; Bưu điện tỉnh, Thư viện tỉnh, Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam (có cơ quan thường trú tại Hòa Bình).

Hội Báo xuân có sự tham gia trưng bày giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch và sản phẩm OCOP của Thành phố Hòa Bình và các huyện Kim Bôi,  Lương Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy cùng một số doanh nghiệp, HTX như: Cửa hàng quà tặng "Hoa Đất Mường”,  HTX 3T nông sản Cao Phong, Công ty TNHH Phương Huyền...

Dự kiến lễ khai mạc Hội Báo xuân 2024 sẽ diễn ra cùng ngày với lễ khai trương không gian trưng bày biểu tượng linh vật chào Xuân Giáp Thìn năm 2024 (ngày 2/2/2024, tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão) và trưng bày đến hết ngày 4/2/2024 (tức ngày 24 tháng Chạp). Với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, Hội Báo xuân Hòa Bình 2024 được kỳ vọng là điểm nhấn ấn tượng trong chuỗi sự kiện chính trị, văn hóa  mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, quê hương đổi mới. 



Lam Nguyệt 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Mời quý độc giả đón đọc Báo Hòa Bình Xuân Giáp Thìn 2024

Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng mùa Xuân mới, Báo Hòa Bình xuất bản số báo đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024. Ban Biên tập Báo Hòa Bình mời bạn đọc gần xa đón đọc báo Xuân, gộp 7 số: 7041, 7042, 7043, 7044, 7045, 7046, 7047 (từ ngày 8 - 15/2/2024, tức từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng).

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội

Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, dân số tỉnh Hoà Bình trên 90 vạn người, với 6 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 64%. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, nhất là dân tộc Mường với 4 vùng: "nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”. Những năm qua, các cấp, ngành đã có nhiều giải pháp bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh gắn với phát triển du lịch.

Rộn ràng lễ hội Gầu Tào

Trong không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đây cũng là lễ hội lớn nhất, được đồng bào Mông mong đợi nhất trong năm.

Tưng bừng lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông 2 xã Pà Cò, Hang Kia 

Ngày 20/1, tại sân vận động xóm Xà Lính, xã Pà Cò (Mai Châu), Đảng ủy, HĐND, UBND 2 xã Pà Cò, Hang Kia tổ chức khai mạc lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông năm 2024.

Hội Văn học nghệ thuật tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 19/1, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục