Trong không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã diễn ra lễ hội Gầu Tào. Đây cũng là lễ hội lớn nhất, được đồng bào Mông mong đợi nhất trong năm.




Người dân và du khách cùng tham gia trò chơi dân gian ném pao trong lễ hội Gầu Tào.

Không chỉ có hơn 6.000 người dân của 2 xã Hang Kia, Pà Cò, hàng nghìn du khách trong nước, quốc tế đã đến sân vận động xóm Xà Lính, xã Pà Cò trải nghiệm, khám phá lễ hội Gầu Tào. Cây nêu được dựng lên từ trước trên bãi đất rộng, bằng phẳng, mang biểu tượng cây thiêng nối trời đất, ngọn cây hướng về hướng Đông cũng là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con và hướng của mặt trời với mong ước mùa màng bội thu.

Sáng sớm của ngày hội chính, các lễ vật gồm: cơm, gà, rượu… đã được chuẩn bị đầy đủ để thực hành nghi thức cúng cây nêu. Chủ lễ thắp hương, đốt vàng mã rồi đi ngược chiều kim đồng hồ 3 vòng quanh cây nêu, tiếp đó đi ngược 3 vòng nữa hát bài "Tịnh chay” (Hẹn ngày) cúng báo thần linh biết việc dựng nêu tổ chức lễ tạ ơn (như đã hứa) rồi hưởng lộc ngay dưới chân cây nêu. Lễ cúng được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mưa thuận gió hoà, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khoẻ mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.

Đồng chí Sùng A Màng, Bí thư Đảng uỷ xã Pà Cò cho biết: Đã thành thông lệ, khi hoa đào khoe sắc thắm, hoa mận nở khắp sườn đồi, đồng bào Mông nơi đây lại vui đón Tết cổ truyền. Lễ hội Gầu Tào được phục dựng từ năm 2017, thường được tổ chức trong những ngày đầu năm mới, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.  Không chỉ đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của Nhân dân, lễ hội còn góp phần xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho đồng bào 2 xã đón Xuân Giáp Thìn 2024.



Hào hứng hội thi giã bánh dày tại lễ hội Gầu Tào.

Sau màn đánh trống khai hội, người dân và du khách hòa vào các hoạt động sôi nổi, vui tươi. Mở đầu là những tiết mục văn nghệ múa, khèn đặc sắc do các chàng trai, cô gái Mông biểu diễn. Tiếp đó, người dân và du khách cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn Mông. Tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội, nét văn hoá độc đáo của người Mông.

Chị Đinh Thị Hảo, du khách TP. Hoà Bình cho biết: Tôi cảm nhận không khí vui tươi của lễ hội Gầu Tào và mong năm nào cũng được đến đây để cùng bà con hoà vào điệu khèn rộn rã. Trong dịp lễ hội, tôi cũng tranh thủ tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng ở đây với điểm săn mây, làng nghề truyền thống, dịch vụ du lịch địa phương...

Bên cạnh phần nghi lễ trang trọng, linh thiêng, phần hội lễ hội Gầu Tào năm 2024 có thêm một số hoạt động đặc sắc hơn so với mùa lễ hội trước. Người dân và du khách hoà vào không gian sinh động đầy hứng khởi của hội thi giã bánh dày, tham gia các trò chơi dân gian; cổ vũ nhiệt tình cho cuộc thi người đẹp và trang phục dân tộc Mông. Du khách còn thoả thích tham quan, mua sắm các mặt hàng nông sản, thưởng thức ẩm thực truyền thống.

Theo đồng chí Bùi Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu, lễ hội Gầu Tào là lễ hội văn hoá bản địa được cấp uỷ, chính quyền huyện quan tâm, khích lệ 2 xã có đồng bào dân tộc Mông gìn giữ, phát huy gắn với phát triển du lịch. Trong dịp này, đông đảo du khách đã đến trải nghiệm dịch vụ du lịch cộng đồng ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Nét văn hoá riêng có của đồng bào Mông cũng được giới thiệu, quảng bá ngày càng rộng khắp.   



Bùi Minh

Các tin khác


Khởi công tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng

Sáng ngày 18/1, tại Thái Nguyên, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND huyện Đại Từ long trọng tổ chức Lễ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình"

Tại hội nghị triển khai Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có các ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Giới thiệu tổng quan về giá trị của di sản "Văn hóa Hòa Bình”, văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình; công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình”… Báo Hòa Bình trích đăng các ý kiến tại hội nghị.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội ra mắt phiên bản số kênh radio FM96

Nhằm thu hút và phục vụ tốt hơn nhu cầu của thính giả Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung trong thời đại số, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội ra mắt phiên bản số của kênh radio FM96 "Thời sự tổng hợp", với định hướng đổi mới hoàn toàn về nội dung, trong đó tập trung vào hai mảng chủ yếu là tin tức và âm nhạc.

Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đình Lai Trì

Cuối tháng 11/2023, du khách thập phương đã tham dự và chung vui với người dân thôn Lai Trì, xã Thanh Cao (Lương Sơn) về sự kiện văn hóa quan trọng: đình Lai Trì được đón bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Người Mông đón Tết cổ truyền

Đã thành thông lệ, thời điểm này không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông huyện Mai Châu đã rộn ràng. Trong những căn nhà nép mình bên lưng núi, trên các bản làng đầy ắp tiếng cười và lời chúc nhau năm mới nhiều may mắn. Năm nay đời sống ấm no nên bà con đón Tết thêm phần rộn rã.

Giữ nét đẹp văn hóa của các ''luật tục'' trong cộng đồng tại Hà Nội

Hương ước, quy ước được xem như là các quy tắc xử sự, mang đặc trưng văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi thôn làng, tổ dân phố, giúp quản lý tốt cộng đồng đó và được coi là "luật tục”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục