Ngày 12/2 (tức mồng 3 Tết Giáp Thìn), Ban Tổ chức Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy tổ chức lễ xin mở hội. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị thuộc huyện Lạc Thủy; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phú Nghĩa.
Các đồng chí trong Ban Tổ chức và lãnh đạo huyện Lạc Thủy, xã Phú Nghĩa làm lễ xin mở hội chùa Tiên năm 2024.
Các xã, thị trấn và các đơn vị trưng bày gian hàng hội chợ xuân tại khu chợ chùa Tiên.
Các đại biểu đã dâng hương, hành lễ tại chùa Tiên. Chức sắc Phật giáo đã làm lễ và chuẩn bị đồ cúng tế.
Cùng ngày, Ban Tổ chức lễ hội đã tổ chức trưng bày các gian hàng hội chợ xuân tại khu chợ chùa Tiên. Tham gia trưng bày có 46 gian hàng của các huyện: Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc; các xã, thị trấn huyện Lạc Thủy; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Viễn thông Lạc Thủy, các tiểu thương… Các gian trưng bày nhiều sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, ẩm thực…
Trong khuôn khổ chương trình lễ hội, ngày 13/2 (mồng 4 Tết), UBND tỉnh sẽ chính thức tổ chức lễ khai hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy năm 2024.
Lễ khai hội diễn ra từ ngày 12 - 14/2 (tức mồng 3 - 5 Tết Giáp Thìn) tại khu di tích danh thắng, điểm du lịch chùa Tiên với nhiều hoạt động đặc sắc.
Hương Lan
Tháng Chạp, khi mọi người tất bật với công việc cuối năm thì đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) đã chờ đón Tết. Đồng bào Mông ăn Tết sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. Khi những nụ đào phai hé nở là bà con trút lúa nếp nương vào cối xay cho ra hạt gạo trắng ngần để chuẩn bị những mẻ bánh dày thơm dẻo đón Tết.
Một mùa Xuân mới đã về trong không khí hân hoan, phấn khởi. Năm cũ qua đi, chào đón năm mới với những niềm vui mới, các văn nghệ sĩ của tỉnh hăng say sáng tạo nghệ thuật và ấp ủ dự định cho ra đời thêm nhiều "đứa con” tinh thần ấn tượng, giá trị để phục vụ độc giả. Đồng thời góp phần quảng bá quê hương, con người Hòa Bình đến với bạn bè trong cả nước…
Hòa Bình là vùng đất có cư dân bản địa dân tộc Mường chiếm trên 63% dân số. Theo dòng chảy thời gian, dân tộc Mường đã sáng tạo và lưu giữ được nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng. Trong nền văn hóa đó có một loại hình nổi bật, độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc đó là mo Mường. Nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa (DSVH) mo Mường, Hòa Bình cùng các tỉnh, thành phố lập hồ sơ quốc gia trình UNESCO ghi danh mo Mường là di sản cần bảo vệ khẩn cấp.
Những ngày gần Tết, người dân tỉnh Hòa Bình tự hào, phấn khởi khi Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình” giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh được triển khai. Đặc biệt, tỉnh vinh dự được đón đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự và phát biểu chỉ đạo. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ tỉnh đến cấp huyện, xã, tạo sức lan tỏa rộng rãi.
Cơm lam Mường Động - sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao không đơn thuần là món ăn mà còn gắn với văn hóa tín ngưỡng của người dân Mường Động. Theo quan niệm của người xưa, nhờ mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt mới có được hạt gạo dẻo thơm. Vậy nên cơm lam được coi như thành quả sau một năm lao động vất vả, là món ăn không thể thiếu mỗi độ Tết đến, Xuân về…