Bộ VH-TT&DL đã ban hành Văn bản số 337/ BVHTTDL-VP, ngày 24/1/2024 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Cử tri kiến nghị: Đề nghị Bộ VH-TT&DL nghiên cứu tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành các chế độ, chính sách đầu tư, hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa (DSVH) đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) thông qua lễ hội trong cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng; ban hành quy định định mức các chính sách hỗ trợ kinh phí để địa phương thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa. 

Bộ VH-TT&DL trả lời: Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1270/QĐ-TTg, ngày 27/7/2011 về việc phê duyệt "Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020”, số 1909/QĐ-TTg, ngày 12/11/2021 về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030, Bộ VH-TT&DL luôn quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc của đồng bào các DTTS thông qua việc triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các sự kiện văn hóa cấp vùng, cấp quốc gia (tổ chức bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống, ngày hội giao lưu văn hóa, tập huấn, truyền dạy, xây dựng các mô hình văn hóa truyền thống, câu lạc bộ văn hóa truyền thống, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ, bảo tồn văn hóa truyền thống...) và đề xuất các giải pháp về chính sách bảo tồn, phát huy, quảng bá giá trị văn hóa các DTTS, cụ thể: Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý, cơ chế thuận lợi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH Việt Nam nói chung, của đồng bào các DTTS nói riêng...

Đối với việc bảo tồn các lễ hội của đồng bào DTTS trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, Bộ VH-TT&DL hàng năm đều đưa nội dung này vào Kế hoạch công tác năm để triển khai đồng bộ, hiệu quả trên cả nước; xây dựng 2 Thông tư: Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo tồn, phục dựng, tái hiện và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc; sưu tầm, bảo quản, trưng bày, giới thiệu các tài liệu, hiện vật văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc      Việt Nam; bảo tồn làng, bản văn hóa truyền thống của các DTTS có nguy cơ mai một và Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, ngày hội giao lưu VH-TT&DL phục vụ đồng bào đang sinh sống tại vùng điều kiện KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn tại xã đảo, huyện đảo; dự kiến ban hành trong quý II/2024. Xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVH phi vật thể đã được ghi danh vào các danh sách của UNESCO và danh mục của quốc gia. Dự thảo Nghị định đã quy định nội dung ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội, cùng với đó là quy định cụ thể về các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Hiện tại, dự thảo Nghị định đã được các thành viên Chính phủ cho ý kiến, dự kiến được ban hành trong quý III/2024.

Tính đến tháng 12/2023, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã công bố đưa 217 DSVH phi vật thể của đồng bào các DTTS vào Danh mục DSVH phi vật thể quốc gia...

Hiện nay, Bộ VH-TT&DL đang triển khai xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, trong đó có đề xuất các dự án thành phần về bảo tồn, phát huy giá trị DSVH dân tộc.

Trong thời gian sắp tới, căn cứ nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp kinh phí thực hiện các Dự án bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

H.L (TH)

Các tin khác


Khai hội đu mường Vôi xuân Giáp Thìn

Ngày 14/2 (tức mồng 5 tháng Giêng), thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) tổ chức khai hội đu mường Vôi xuân Giáp Thìn – 2024. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương tham gia, trải nghiệm các hoạt động.

Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 235 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử

Tối 14/2 (nhằm mùng 5 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2024) tại sân khấu trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề "Sáng mãi hào khí cờ đào”.

Công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427 - 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quần thể cây di sản trên núi Bo Trẳm

Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.

Khai thác hiệu quả du lịch lễ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh

Việt Nam sở hữu hàng ngàn lễ hội - tài nguyên to lớn để phát triển du lịch lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Không chỉ lễ hội truyền thống, các lễ hội mới cũng đã hình thành thương hiệu, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Việt Nam đang hợp tác với ASEAN để phát triển loại hình du lịch lễ hội bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục