Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.
Các em học sinh huyện Tân Lạc tham gia Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), hưởng ứng Ngày sách và Bản quyền thế giới năm 2024 được tổ chức trên địa bàn.
Sách có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại, là di huấn tinh thần của thế hệ này dành cho thế hệ khác. Đọc sách giúp chúng ta tích lũy kiến thức để học tập, nghiên cứu khoa học và có những trải nghiệm quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: "Bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc sách. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc”. Có thể nói, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tế cùng với các tri thức lĩnh hội được từ việc học, việc đọc sách sẽ tạo ra hành trang giúp mỗi chúng ta vững vàng, tự tin trong cuộc sống và công việc.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay thói quen truy cập mạng trở nên phổ biến, khi muốn có thêm thông tin có thể tìm trên những trang báo mạng, muốn tra cứu vấn đề gì đều có thể vào các trang chuyên về tìm kiếm trên mạng. Điều đó khiến giới trẻ dường như ngày càng ít tìm đến sách, báo hơn. Thói quen đọc sách cũng không còn được duy trì thường xuyên. Đây là thực trạng đáng báo động trong giới trẻ. Một phần nguyên nhân là do các bạn trẻ phải dành thời gian cho việc học quá nhiều nên những nhu cầu giải trí, trong đó có đọc sách cũng bị hạn chế. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, văn hóa nghe, nhìn có phần lấn át văn hóa đọc của cộng đồng nói chung và giới trẻ nói riêng. Và còn một thực tế cũng nguy hại không kém, đó là việc đọc sách của các bạn trẻ hầu như chỉ theo phong trào chứ không thực chất. Mặt khác, hiện nay chỉ có sách theo độ tuổi mà không có sách hay ứng dụng đọc sách theo trình độ đọc (căn cứ vào số lượng từ ngữ, nội dung đọc và tốc độ đọc của người đọc) khiến cho việc đọc của trẻ em dễ nhàm chán và gặp khó khăn vì không biết chọn sách phù hợp...
Nhằm tôn vinh giá trị của sách và phát triển văn hóa đọc, từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam. Việc ra đời Ngày Sách Việt Nam không chỉ khuyến khích, phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng mà còn tôn vinh giá trị của sách; khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh không chỉ người đọc mà cả những người tham gia sáng tác, xuất bản, lưu trữ, quảng bá sách…
Ngày 21/11/2019, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Thư viện, tại điều 30, khoản 1 của Luật lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Căn cứ Luật Thư viện, ngày 4/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa đọc ở Việt Nam. Đây cũng có thể nói là ngày đặc biệt của những người yêu sách nói chung và của những người đã, đang và sẽ làm công tác thư viện, phát triển văn hóa đọc nói riêng. Mục tiêu của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam không có sự khác biệt so với Ngày Sách Việt Nam trước đây. Tuy nhiên, việc thay đổi tên là hình thức khẳng định rõ hơn vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách cũng như hình thành và phát triển thói quen đọc sách với người dân nhằm nâng cao trí tuệ Việt, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước.
Đối với tỉnh Hoà Bình, từ năm 2014, khi Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam cùng với sự đồng hành, tài trợ của các doanh nghiệp ngành TT&TT. Với phương châm "hướng mạnh về cơ sở”, tạo điều kiện để người dân vùng nông thôn, vùng khó khăn, nhất là học sinh, đoàn viên thanh niên, hội viên… được tiếp cận với nguồn sách hay, chất lượng, góp phần phát triển văn hóa đọc và tri thức xã hội.
Năm 2024, thực hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, Sở TT&TT phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024 tại huyện Lạc Sơn. Với mục đích triển khai hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn trong năm 2024 của đất nước, các ngành, địa phương nhằm phát huy giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng; xác định trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương đối với việc phát triển văn hóa đọc. Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông, quảng bá về sách, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình trong hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc trên các phương tiện truyền thông, báo chí, nền tảng công nghệ, mạng xã hội nhằm lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng; kết nối bạn đọc trong nước và nước ngoài; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Huy động mọi nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống với phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến; Hội sách thanh toán không sử dụng tiền mặt; kết hợp truyền thông, quảng bá sách và văn hóa đọc trên các chuyên mục báo điện tử, mạng xã hội.
Chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024 trên địa bàn tỉnh được tổ chức với thông điệp: "Sách hay cần bạn đọc”; "Sách quý tặng bạn”; "Tặng sách hay - Mua sách thật”; "Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”. Tổ chức triển lãm, trưng bày các loại sách, ấn phẩm có nội dung về lịch sử, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước và của tỉnh; giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, con người các dân tộc trong tỉnh; các loại sách phục vụ công tác dạy và học trong các nhà trường, phục vụ nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn; tuyên truyền, giới thiệu về sách… Hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024 trên địa bàn tỉnh được tổ chức từ ngày 17/4.
Có thể khẳng định, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức rộng khắp trên địa bàn tỉnh là sự kiện văn hóa hết sức ý nghĩa, nhằm tiếp nối tinh hoa, đồng thời là nét đẹp được lan tỏa trong cộng đồng, mang lại những giá trị đích thực và hiệu quả hết sức to lớn. Không chỉ tôn vinh sách, giá trị của tri thức, khẳng định vị thế quan trọng của sách trong xã hội, Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam cũng như các hoạt động liên quan đến sách còn mang ý nghĩa nhân văn, đó là thúc đẩy hơn nữa sự đóng góp, hỗ trợ sách cho địa phương, nhất là vùng nông thôn, những nơi đang thiếu sách, khao khát thông tin, tri thức. Đồng thời, tuyên truyền, biểu dương và nhân rộng các điển hình có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa đọc của cộng đồng.
Hình thành thói quen đọc sách, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường
Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc
Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền
thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình,
facebook, youtube… đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đọc sách, trau dồi tri thức
từ sách của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, việc tổ chức hưởng ứng Ngày Sách
và Văn hóa đọc là hoạt động văn hóa cần thiết, có ý nghĩa hết sức quan trọng
nhằm tôn vinh giá trị của sách, những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội,
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
(21/4), hưởng ứng Ngày Sách và Bản quyền thế giới năm 2024. Chúng tôi mong muốn
qua sự kiện này, các cơ quan, ban, ngành, nhất là các đơn vị giáo dục đẩy mạnh
hơn nữa các hoạt động thư viện trong trường học nhằm hình thành thói quen đọc
sách, xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường, giúp học sinh tự bổ sung kiến thức,
tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Từ đó góp phần nâng
cao tri thức, hình thành nhân cách và các giá trị nhân sinh tốt đẹp cho các
em.
Phát triển văn hóa đọc góp phần nâng cao dân trí, định hướng tương
lai
Nguyễn Mạnh Trưng, Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Hoà Bình
Văn hóa đọc có vị trí, vai trò rất quan trọng trong đời sống, vì sách
là nơi lưu giữ toàn bộ tri thức của nhân loại trong quá trình lịch sử phát
triển của con người, là những phát minh, sáng tạo được lưu giữ lại. Đọc sách
sẽ mang lại kiến thức, nhận thức cho con người, định hướng tương lai cho cuộc
sống, xã hội; thúc đẩy kinh tế, khoa học phát triển, tạo ra một thời đại mới ở
tầm cao hơn. Là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, quan tâm
phát triển văn hóa đọc là việc làm cần thiết và thường xuyên được Thư viện tỉnh
triển khai trong những năm qua. Tuy nhiên, phát triển của công nghệ thông tin
trong những năm gần đây, con người dễ dàng tìm kiếm thông tin trên không gian
mạng nên việc bạn đọc đến với thư viện để đọc sách, mượn sách cũng giảm đáng
kể. Việc chuyển đổi số ngành Thư viện trên địa bàn tỉnh chưa được đẩy mạnh
nên chưa thể phục vụ bạn đọc qua không gian mạng được. Vì vậy, phát triển văn
hóa đọc trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là việc làm cần thiết, nhưng cũng rất phức
tạp, cần có sự chung tay của toàn xã hội và sự hiệu quả của quản lý nhà nước.
Xây dựng môi trường thuận lợi cho việc đọc, phát triển cộng đồng ham đọc sách
và đọc sách một cách có hiệu quả là điều kiện quan trọng để xây dựng xã hội học
tập, học tập suốt đời, nâng cao dân trí, định hướng tương lai, đáp ứng yêu cầu
của xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững. |
Hương Lan
Từng có thời điểm theo dòng chảy thời gian, nhiều nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền. Cùng với các địa phương trong tỉnh, cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Sơn đã triển khai giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá (DSVH).
Từ một chiếu xẩm đầu tiên được thành lập và biểu diễn ở chợ Đồng Xuân, tại Hà Nội hiện hình thành nhiều chiếu xẩm và các lớp dạy hát xẩm.
Ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương Hồ Đại Dũng đã đánh trống khai hội Đền Hùng và khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm 2024.
Các chiến lược quảng bá và phân phối phim Việt tại địa phương khó tiếp cận thị trường châu Âu và Mỹ do mang văn hóa bản địa. Đây là nội dung được bà Trần Phương Thảo, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị, Công ty Trách nhiệm hữu hạn BHD đưa ra tại Hội thảo Liên hoan phim toàn cầu 101, trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 (HIFF 2024) diễn ra ngày 9/4.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2025. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị huyện đã vào cuộc, cộng đồng trách nhiệm nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Huyện thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; tạo lập hình ảnh NTM đặc trưng và duy trì những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp; hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp phát triển, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.
Nếu như Tân Lạc được coi là vùng lõi của cái nôi văn hóa Mường Hòa Bình thì xã Phong Phú là thủ phủ văn hóa Mường của huyện Tân Lạc. Bản Mường Lũy Ải, xã Phong Phú - nơi còn lưu giữ gần như nguyên bản phong tục tập quán trong đời sống của người Mường Bi. Huyện Tân Lạc đã lựa chọn xóm Lũy Ải để xây dựng không gian bảo tồn văn hóa dân tộc Mường (KGBTVHDTM). Huyện đang tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của tỉnh, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng quy hoạch bảo tồn không gian văn hóa Mường gắn phát triển các sản phẩm du lịch, cải thiện đời sống người dân.