Sáng 10/9, tại di tích lịch sử cách mạng địa điểm Bác Hồ về thăm Huyện ủy Kim Bôi, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Kim Bôi tổ chức khai trương trưng bày chuyên đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình”.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với tỉnh Hòa Bình.
Với trên 60 tài liệu, hình ảnh, hiện vật tái hiện một cách trực quan, sinh động những hình ảnh thân thương, tình cảm sâu sắc và lời dặn dò ân cần của Bác Hồ đối với nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình trong những lần Bác về thăm, nội dung trưng bày được chia thành ba phần: Phần 1 - Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm địa điểm nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê năm 1947; Trường Hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh tại Kỳ Sơn và Tập đoàn sản xuất Chí Hòa năm 1958. Phần 2 - Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình năm 1962; ảnh chân dung, thư khen của Bác gửi cho cán bộ và Nhân dân Hòa Bình. Phần 3 - Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và làm việc tại cơ quan Huyện ủy Kim Bôi ngày 19/9/1964.
Thông qua các tài liệu, hình ảnh, hiện vật góp phần giới thiệu và tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong, ngoài tỉnh những tình cảm, sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình nói chung, huyện Kim Bôi nói riêng. Đồng thời cung cấp tư liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, lịch sử cách mạng của tỉnh; khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ, động viên thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, ra sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dương Liễu
Tối 3/9, theo thông tin từ Vườn Quốc gia Cúc Phương cho biết, Cúc Phương (Ninh Bình) vừa vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký trên thế giới để trở thành "Vườn Quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024" do Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh.
Chúng tôi về thăm Mường Bi - Tân Lạc vào một sáng mùa thu. Trong nắng hanh vàng, dọc tuyến đường từ thị trấn Mãn Đức đến xã Phong Phú, lên các xã vùng cao Quyết Chiến, Vân Sơn, Ngổ Luông, cờ đỏ sao vàng tung bay chào đón Tết Độc lập. Phát huy truyền thống cách mạng và lịch sử đấu tranh hào hùng, vùng đất Mường Bi đang thay đổi từng ngày.
Không chỉ là minh chứng của các cuộc kháng chiến, những di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh được lưu giữ đến ngày nay là những "địa chỉ đỏ” về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Tối 1/9, chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm Hiệp định Geneva và Chuyến tàu tập kết (1954 - 2024) đã diễn ra tại ba điểm cầu Khu lưu niệm Đoàn tàu không số, Lữ đoàn 125 - Vùng 2 Hải Quân (phường Cát Lái, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh (Phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) và Khu lưu niệm đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Khắp các vùng Mường trên địa bàn huyện Lạc Sơn có tục ăn Tết mừng độc lập, nhưng tổ chức đậm nét nhất là vùng Cộng Hoà (Mường Vang) và vùng Đại Đồng (Mường Khói). Hàng năm, người dân ở 2 vùng Mường này "ăn to” vào dịp 19/8 và Quốc khánh 2/9.
Những ngày này, hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9 (1945-2024) và các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ (VHVN) từ tỉnh đến cơ sở diễn ra sôi nổi. VHVN ngày càng được đầu tư bài bản, công phu đã nâng cao đời sống tinh thần, động viên cán bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.