Xuân Canh Dần 2010 là bắt đầu cho một thập kỷ mới. “Đổi mới & hội nhập” là tiêu chí mà ngành đã, đang và sẽ tiếp tục hướng tới để có một vị trí xứng đáng trên bản đồ điện ảnh khu vực và thế giới.

Phim truyện nhựa là đối tượng chính để tạo nên diện mạo của điện ảnh Việt Nam.

Phác thảo phim truyện Việt Nam 2009


Liên hoan Phim Việt Nam 16 (LHPVN 16) với tiêu chí “Vì một nền điện ảnh Việt Nam đổi mới & hội nhập” kết thúc vào tháng 12.2009 tại TPHCM như một cái nhìn tổng quan của gần 10 năm điện ảnh đổi mới & hội nhập chung với toàn xã hội.

Trong khoảng thời gian 2 năm 2008-2009 ĐAVN sản xuất gần 30 phim truyện nhựa, tham dự LHPVN 16 chỉ 15 phim, không nhiều, nhưng thấy rõ sự đa dạng và phong phú. Nhân vật không bị đóng đinh ở vài tầng lớp trong xã hội mà rất nhiều dạng nhân vật.

Thể loại, đề tài khá rộng. Nhiều phong cách làm phim từ nhiều “nguồn” khác nhau như đạo diễn trẻ, đạo diễn có nhiều kinh nghiệm, đạo diễn Việt kiều, đạo diễn nước ngoài… Với 3 dòng chủ lưu là phim chính luận:
“Đừng đốt”, “Trái tim bé bỏng”, “Không cân sức”…, giải trí - thị trường: “Giải cứu Thần Chết” , “Chuyện tình xa xứ”…, nghệ thuật: “Chơi vơi”, “Trăng nơi đáy giếng”… Cho dù còn nhiều tranh cãi về các vấn đề thuộc lý luận, phê bình điện ảnh về phim truyện nhựa VN hiện thời, nhưng có thể thấy cánh cửa đã rộng mở dần cho các nhà làm phim VN.

Ranh giới giữa phim nhà nước-tư nhân mờ dần. Một số hãng phim nhà nước bước đầu được cổ phần hoá, thu hút nguồn lực xã hội, làm phim giải trí theo xu hướng thị trường, cho dù chưa thành công lắm nhưng cũng là một cách nhìn thoáng, đổi mới tư duy làm phim. Tư nhân cũng không chỉ làm phim thị trường mà đã làm những phim mang tính nghệ thuật.

Đổi mới và hội nhập


Nhìn vào danh mục phim truyện ĐAVN gần đây, thấy rõ xu thế “đổi mới” đi theo con đường “hội nhập”. Trước hết, khái niệm phim là sản phẩm hàng hoá đặc biệt nên cần có thị trường - khán giả, từ đó hình thành dòng phim giải trí - thương mại, trước là “độc quyền” hãng phim tư nhân, giờ được các hãng phim nhà nước chú ý, bước đầu thử nghiệm, như các phim: “Vũ điệu tử thần”, “Em muốn làm người nổi tiếng”…

Ngược lại các hãng phim tư nhân cũng muốn vươn xa, vươn cao hơn những sản phẩm giải trí thông thường, để tiếp cận đến những sản phẩm-tác phẩm nghệ thuật đích thực như
“Áo lụa Hà Đông”, “Cú và chim se sẻ”, “Huyền thoại bất tử”…

Các đạo diễn Việt kiều cũng làm phim “gần gũi” hơn với văn hóa truyền thống Việt, ít còn những độ vênh về tâm lý Đông-Tây như “Dòng máu anh hùng”, “Chuyện tình xa xứ”, “14 ngày phép”… hay phim được chiếu Tết này “Khi yêu đừng quay đầu lại” (ĐD Nguyễn Võ Nghiêm Minh).
 
Đặc biệt, ĐAVN đã manh nha một dòng phim nghệ thuật-tác giả, cho dù có là “hơi hướng” của đạo diễn nước ngoài nổi tiếng, là một “kênh” để ĐAVN vươn ra tầm thế giới với những phim “Chơi vơi” (ĐD Bùi Thạc Chuyên), “Trăng nơi đáy giếng” (ĐD Nguyễn Vinh Sơn) và phim đang làm hậu kỳ “Bi, đừng sợ” (ĐD Phan Đăng Di).

Phim truyện VN còn đổi mới bằng việc tiếp cận và mạnh dạn làm những thể loại mới như võ thuật, kinh dị. “Dòng máu anh hùng”, “Huyền thoại bất tử”, “Bẫy rồng” … là thể nghiệm của dạng phim võ thuật “kungfu” truyền thống Châu Á đang hấp dẫn và ăn khách ở phương Tây, đặc biệt “Bẫy rồng” đã đưa phim võ thuật VN lên một tầm cao mới, khẳng định điện ảnh Việt có khả năng làm những phim võ thuật cạnh tranh ngang ngửa với Hồng Kông (Trung Quốc)….

Hội nhập là để đổi mới. Khi yêu cầu làm phim không chỉ dành cho khán giả Việt mà còn vươn tầm ra khu vực, thế giới để kinh doanh, ngoài phim hay về đề tài, diễn xuất bắt buộc phải có công nghệ kỹ thuật cao, hoàn chỉnh, đồng bộ để chất lượng phim cao. Từ đó phải đổi mới trong cách làm phim, chuyên nghiệp từng khâu, nhân sự đào tạo bài bản, có chiến lược dài hơi, xây dựng hạ tầng cơ sở như phim trường, và trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ tốt công việc làm phim, đáp ứng được những yêu cầu sáng tạo nghệ thuật của những người làm phim.

Ở VN gần đây, một số phim đã sử dụng thiết bị quay chuyên dùng hiện đại mới nhất, làm nên chất lượng phim tốt hơn, thu hẹp khoảng cách với thế giới.

Điện ảnh Việt Nam 2010 và xa hơn

Từ năm 2007, VN là thành viên của WTO, yêu cầu đổi mới ngành điện ảnh (từ gốc đến ngọn) trở nên cấp thiết để tương xứng với xu thế chung. Trong 2 năm, từ 2008-2009, ĐAVN đã thực sự có những chuyển mình... Việc sửa đổi Luật ĐAVN với nhiều điều khoản mang tính cập nhật, phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế thị trường…, cho thấy ĐAVN đang tiếp cận dần với điện ảnh khu vực và thế giới.

Cho dù còn nhiều khó khăn không dễ khắc phục để có thể thay đổi diện mạo ĐAVN trong một thời gian ngắn, nhưng cũng nhìn thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

Từ năm 2010 sẽ có “Ngày ĐAVN - 15.3” hàng năm với nhiều hoạt động để tôn vinh ngành ở các tỉnh thành trong cả nước. Tiếp đến là LHP quốc tế đầu tiên của ĐAVN tại Hà Nội vào năm 2010, tiến tới là LHP quốc tế hàng năm…

                                                                    Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Báo chí đến với nhân dân vùng cao trong tỉnh
Một cảnh trong Táo quân 2010.
Không có hình ảnh

Nhà văn Ngô Tất Tố bàn về "Thuế ngày Tết" và tệ tham nhũng

Ngày nay xác định tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm, là giặc nội xâm. Tham nhũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực và có nguyên nhân sâu xa. Khi làm bổn phận "thư ký của thời đại, một thời chưa xa lắm", Ngô Tất Tố đã đề cập tới những biểu hiện của nạn hối lộ trong cuộc sống đời thường và các cách ngăn chặn tệ tham nhũng.

Hội Tem Việt Nam thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Ngay từ giữa năm 2007, Hội tem Việt Nam (HTVN) đã xây dựng kế hoạch và triển khai trong các chi hội, các đơn vị thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ba năm qua, Hội tem Việt Nam tổ chức nhiều diễn đàn tại các Chi hội, CLB tem cả nước và trên Tạp chí Tem Việt Nam, sáng tạo hình thức "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", kết hợp nghiên cứu sách "Bác Hồ với ngành thông tin và truyền thông".

Lý giải hiện tượng Hungary “bội thu” giải thưởng Nobel

Chỉ vỏn vẹn 10 triệu dân nhưng đến nay Hungary có trên 15 người đoạt giải Nobel. Đây cũng là quốc gia có bình quân đầu người đoạt giải Nobel cao nhất thế giới.

Mọi ngả đường đều dẫn về cõi Phật

(HBĐT) - Ngày Tết, mọi người đến chùa trước là thắp nén hương lễ Phật cho tâm hồn thanh thản, sau là cầu lộc, cầu phúc để bước sang một năm mới mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, sung túc đầu năm. Đi chùa đầu năm hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu xuân, hướng đến cái thiện, dung hoà giữa đạo và đời. Vì thế đi chùa lễ Phật đầu năm, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo còn là nét văn hoá đẹp của dân tộc.

Cải lương đón Tết đìu hiu

Ai ghiền cải lương năm nay ắt sẽ thất vọng. Bởi sân khấu cải lương xem chừng quá đìu hiu, không xôm tụ như mọi năm.

“Hát về mùa xuân” với nhạc sĩ Trần Hoàn

Tiếp sau thành công của chương trình Mây vàng đất Việt với nhạc sĩ Hoàng Vân, tối 7-2 trên VTV3 Con đường âm nhạc số 2 sẽ tiếp tục với những tác phẩm của cố nhạc sĩ Trần Hoàn quanh chủ đề "Hát về mùa xuân".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục