Đây là một đêm chơi cồng chỉ thấy các bậc lão làng, luôn thiếu vắng bóng dáng đám trai trẻ.

Đây là một đêm chơi cồng chỉ thấy các bậc lão làng, luôn thiếu vắng bóng dáng đám trai trẻ.

"Em về răng được mà về, bức thư chưa gửi, lời thề chưa trao?"... Đó là những câu hát quen thuộc của đồng bào dân tộc Thổ khi vui hội cồng chiêng. Thế nhưng, những tiếng hát đối đáp tình tứ, những người biết chơi cồng chiêng thì mỗi ngày một ít đi. Và đây cũng là nỗi lo không xa của đồng bào dân tộc Thổ huyện miền núi Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi ghé làng Đong, một điển hình của văn hóa cồng chiêng người Thổ.

Cồng chiêng hồn người Thổ

Khi nói đến làng Đong thì không ai ở quanh vùng không biết đến văn hóa cồng chiêng nổi tiếng. "Nghe tiếng cồng làng Đong, nghe tiếng chiêng làng Bồi". Đó là câu hát đã đi vào tâm trí của những người dân Nghĩa Đàn xưa (nay là thị xã Thái Hòa).

"Sự tích của cồng chiêng người dân làng Đong không ai biết và không ai nhớ rõ là nó có từ đời nào, thuở nào. Lớn lên đã thấy người lớn chơi cồng, sau nhiều đêm trốn nhà đi nghe hát cồng chiêng... từ đó biết chơi cồng chiêng. Cồng chiêng thường hay được chơi trong những ngày như mừng nhà mới, đám cưới trong thôn, mừng thọ cho các cụ, chơi trong những ngày lễ lớn của dân tộc... Cồng chiêng như ăn vào máu, vào tâm can của dân làng, thiếu cồng chiêng như thiếu một phần của cuộc sống vậy", chị Hồ Thị Luật (Xóm trưởng xóm 5, làng Đong) bày tỏ lòng mình.

Làng Đong là làng thuần nông, người dân trong làng quanh năm chỉ lao vào công việc ngoài ruộng ngoài nương. Thế nhưng cồng chiêng làng Đong luôn nổi tiếng khắp huyện, cả tỉnh. Liên tiếp đoạt giải trong các lễ hội làng Vạc được tổ chức tháng 2 hàng năm. Cồng chiêng của làng Đong còn được đi biểu diễn trong Tây Nguyên, đoạt Giải anh hùng Núp trong ngày lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, đi biểu diễn tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận là đội đại diện cho xã Nghĩa Tiến tham gia ngày hội các văn hóa dân tộc tổ chức tại Quỳ Hợp, Nghệ An.

Khi tiếng cồng chiêng cất lên, tiếng kèn tiếng trống hòa vào nhau, nam thanh nữ tú cùng hòa theo điệu nhảy làm ngây ngất đất trời. Họ cầm tay nhau, đứng bên nhau múa hát quên hết mệt nhọc của cuộc sống thường ngày. Cồng chiêng hòa cùng nhịp trống tiếng kèn, con người hòa vào nhau, quyện với thiên nhiên cây cỏ tạo nên nét đặc sắc của cồng chiêng người Thổ.

Điều đặc biệt là cồng chiêng thường do phụ nữ đánh, còn đàn ông thì thổi kèn, đánh trống và múa hát, tiếng cồng và những bản nhạc đám cưới khác với đám ma chay cúng vái, khác với lễ mừng nhà mới, lễ đón xuân... 

Nỗi lo của làng Đong

Làng Đong với hơn 95% là người dân tộc Thổ, với hơn 700 nhân khẩu nhưng hình như ai cũng có sẵn trong mình dòng máu cồng chiêng từ khi mới sinh ra. Nhưng thực tế đến nay, số lương người chơi được cồng chiêng của làng có thể đếm trên đầu ngón tay.

Đáng báo động nhất là số người biết chơi kèn. Hiện tại số người biết chơi kèn trong làng và cả xã Nghĩa Tiến còn lại 4 người. Là làng thuần nông, quanh năm lo ruộng đồng để mưu sinh, đó cũng là một lý do làm cho tiếng cồng ngày một ít đi.

 Bác Thể là một trong bốn người còn lại trong làng có thể chơi được kèn.

Ông Sầm Văn Thể (Đội phó đội cồng chiêng) tâm sự: "Cả làng còn sót lại 4 người chơi được kèn thôi, cũng có nhiều trai trẻ trong thôn học nhưng chưa ai thành. Học thổi kèn rất khó, không phải ai cũng có thể chơi được thứ nhạc cụ đó, nhưng có đam mê là học được. Không biết rồi đây ai sẽ thay thế chúng tôi chơi kèn để hòa cùng nhịp trống, nhịp cồng chiêng trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc". Ông kể: "Tui đam mê cồng chiêng từ nhỏ, nhưng lại thích thổi kèn hơn. Thuở bé, tui theo các cụ đi chơi cồng cho tới sáng, quên ăn quên ngủ, tranh thủ những lúc mọi người ngồi nghỉ tui lại xin vào đánh cồng thử, rồi thổi kèn..., thế là biết chơi kèn lúc nào không hay".

Cụ Sầm Thị Chọn (77 tuổi) là nghệ nhân cao tuổi nhất của làng biết chơi cồng chiêng, nói như trách: "Đám thanh niên trẻ bây giờ, chúng không còn thích cồng chiêng như tui hồi trước. Chúng thích cái nhạc gì mà cứ xập xà xập xình, nghe inh tai nhức óc. Tui già ri rồi mà vẫn thích chơi cồng lắm. Có lễ hội chơi cồng chiêng là tui phải đến nghe cho bằng được". Mắt cụ nhìn xa xăm...

Cụ ngày một già đi, nhưng nỗi lo vẫn mang theo bên mình. Lo cho cả văn hóa của dân tộc sẽ ngày một thiếu vắng tiếng cồng. Đó cũng là lo lắng lớn nhất của cả làng Đong, vì lớp trai trẻ chưa ai có thể thay thế được lớp già. Những ngày lễ hội, các cuộc thi thì vẫn là những gương mặt quen thuộc mỗi ngày một nhiều tuổi, không thấy một bóng chàng trai, cô gái trẻ nào.

Miền Tây xứ Nghệ có văn hóa cồng chiêng của người Thái, Thanh và cồng chiêng người Thổ. Thiết nghĩ, địa phương và Sở Văn hóa tỉnh cần có những biện pháp để duy trì, bảo vệ và phát triển văn hóa cồng chiêng của người Thổ nói riêng và cồng chiêng của cả dân tộc nói chung.

                                                                                Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Báo chí đến với nhân dân vùng cao trong tỉnh

Táo quân có bị... tắc đường?

Năm nào cũng vậy, Hãng phim VFC luôn có kế hoạch thực hiện một số phim truyện và chương trình giải trí đặc biệt để phát sóng trong những ngày xuân với mong muốn đem đến cho khán giả những phút giây thực sự thư giãn, vui vẻ. Chúng tôi đã trao đổi với đạo diễn Đỗ Thanh Hải - Giám đốc Hãng phim VFC về những chương trình này.

Phim nào cho 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?

Với những gì đang có của điện ảnh Việt Nam, việc thực hiện một dự án phim lịch sử có tầm vóc không hề đơn giản, nếu không muốn nói là sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của cũng như hạn chế về khả năng sáng tạo

Nhà văn Ngô Tất Tố bàn về "Thuế ngày Tết" và tệ tham nhũng

Ngày nay xác định tham nhũng là loại tội phạm nguy hiểm, là giặc nội xâm. Tham nhũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực và có nguyên nhân sâu xa. Khi làm bổn phận "thư ký của thời đại, một thời chưa xa lắm", Ngô Tất Tố đã đề cập tới những biểu hiện của nạn hối lộ trong cuộc sống đời thường và các cách ngăn chặn tệ tham nhũng.

Hội Tem Việt Nam thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"

Ngay từ giữa năm 2007, Hội tem Việt Nam (HTVN) đã xây dựng kế hoạch và triển khai trong các chi hội, các đơn vị thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Ba năm qua, Hội tem Việt Nam tổ chức nhiều diễn đàn tại các Chi hội, CLB tem cả nước và trên Tạp chí Tem Việt Nam, sáng tạo hình thức "Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", kết hợp nghiên cứu sách "Bác Hồ với ngành thông tin và truyền thông".

Lý giải hiện tượng Hungary “bội thu” giải thưởng Nobel

Chỉ vỏn vẹn 10 triệu dân nhưng đến nay Hungary có trên 15 người đoạt giải Nobel. Đây cũng là quốc gia có bình quân đầu người đoạt giải Nobel cao nhất thế giới.

Mọi ngả đường đều dẫn về cõi Phật

(HBĐT) - Ngày Tết, mọi người đến chùa trước là thắp nén hương lễ Phật cho tâm hồn thanh thản, sau là cầu lộc, cầu phúc để bước sang một năm mới mới mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, tai qua nạn khỏi, sung túc đầu năm. Đi chùa đầu năm hàm chứa một triết lý sống sâu sắc, gắn với việc xuất hành đầu xuân, hướng đến cái thiện, dung hoà giữa đạo và đời. Vì thế đi chùa lễ Phật đầu năm, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo còn là nét văn hoá đẹp của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục