Đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ khai mạc
Đường hoa Nguyễn Huệ - sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng của TPHCM sẽ khai mạc vào tối nay, 11-2
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Canh Dần chủ đề Xuân bình minh, nhằm tiếp nối tinh thần các chủ đề Hội nhập và phát triển, Trên đường hội nhập, Ra khơi, Vượt sóng, Vững tin của đường hoa Nguyễn Huệ từ năm 2005 đến năm 2009, sẽ khai mạc tối nay, 11-2. Theo Ban Tổ chứ,c bình minh là khi ánh dương dần tỏ rạng, đó là ý nghĩa thể hiện những tín hiệu lạc quan của kinh tế - xã hội TP sau giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Với ý nghĩa đó, kiến trúc sư (KTS) Phạm Thị Ái Thủy - giảng viên Khoa Quy hoạch, KTS Vũ Việt Anh và một số KTS Trường ĐH Kiến trúc TPHCM đã thiết kế các phân đoạn trang trí trong đường hoa Nguyễn Huệ chuyển tải chủ đề Xuân bình minh theo những nội dung: Vầng thái dương (khu công viên Tượng đài Bác Hồ); Xuân yêu thương (đoạn từ vòng xoay cây liễu đến đường Mạc Thị Bưởi); Bình minh tụ hội (khu vực Đồng hồ trước Sunwah Tower); Sức mạnh đoàn kết (đoạn từ đường Huỳnh Thúc Kháng đến Ngô Đức Kế); Góc quê hương (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều); Hướng về Thăng Long (đoạn từ đường Hải Triều đến Tôn Đức Thắng).
Đường hoa Nguyễn Huệ và Lễ hội Tết 2010 tại TPHCM gồm 6 chương trình chính: Đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội bánh tét, Pháo hoa đêm giao thừa Tết Nguyên đán, Phố tỏa sáng, Khoảnh khắc đón năm mới, Mặt phố Tết - Biểu diễn Door Shows sẽ tạo thành sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng thu hút du khách trong và ngoài nước đến với TP, một nét đẹp văn hóa mang tầm khu vực. |
Vầng thái dương: được thiết kế với hàng chục chậu mai quý cùng hàng trăm nhánh lan Mokara vàng khoe sắc rực rỡ. Phần nền gồm các sắc hoa tông màu vàng – đỏ đặt trong bố cục vuông- tròn, tượng trưng cho hình ảnh bánh chưng, bánh giầy truyền thống. Theo ban tổ chức, cách sắp đặt này nhằm tôn vẻ uy nghiêm và dung dị của Bác Hồ - một vầng thái dương tỏa sáng, đồng thời thể hiện mong ước một năm mới trọn vẹn hạnh phúc và thành công.
Xuân yêu thương: với đại cảnh đôi hổ nằm bên gốc cổ thụ trong dáng vẻ vừa uy nghi, dũng mãnh vừa an bình, hạnh phúc. Đôi hổ bằng chất liệu sơn mài được thực hiện bởi nghệ nhân Nguyễn Minh Phương, người đã sáng tác rất nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ liên tiếp trong nhiều năm qua.
Trong không gian của đoạn này, các chất liệu được sử dụng nhiều nhất là tre, gỗ, cây đước, tầm vông, đá (những chất liệu tự nhiên) với những tiểu cảnh như tre xoay, gùi hoa, kén hoa, rừng đước và hoa,... Những người thiết kế và thực hiện cho rằng không gian này sẽ mang lại cho khách du Xuân cảm giác mới mẻ và thân thiện với thiên nhiên. Hình tượng của những hàng cây cao, những đồi núi nhấp nhô cũng được cách điệu chuyển hóa thành những tiểu cảnh như rừng hoa, sóng hoa,...
Hình ảnh cho ngày Tình nhân trên đường hoa Nguyễn Huệ 2010
Năm nay, ngày mùng một Tết trùng với ngày lễ Tình nhân, nên đường hoa Nguyễn Huệ 2010 cũng dành một phần cho các tiểu cảnh thể hiện tình yêu đôi lứa, như hình ảnh trái tim hoa, đôi giày hoa hay hoa hồng Xuân...
Bình minh tụ hội: được thiết kế trong một đại cảnh lớn được đặt trong một khối gương lớn. Ý đồ của những người thực hiện là tạo nên cảm giác sự nhân đôi về không gian, về những màu hoa sặc sỡ và cả những du khách khi đi qua khu vực này. Cảm giác tụ hội, đoàn kết và nhộn nhịp chính là cảm xúc mà đơn vị thiết kế muốn mang đến cho du khách
Sức mạnh đoàn kết: mở đầu bằng đồi hoa khổng lồ, do các nghệ nhân tạo nên bằng những chất liệu truyền thống kết hợp chất liệu hiện đại. Những chú hổ - linh vật của năm được thiết kế bằng nhiều hình thức nghệ thuật, đặc biệt bằng nghệ thuật tách lớp với các chất liệu khác nhau, như: gỗ, phủ đồng, vỏ cây và cừ tràm.
Góc quê hương: với không gian xanh mướt của những cánh cò, những ô ruộng tươi tốt, những ụ rơm vàng óng và cả những chiếc gùi bắp nặng trĩu.
Năm nay, hình ảnh vùng thôn quê của ký ức được thiết kế khác hơn với những chiếc gùi kết bằng trái bắp và cả những đồi hình thức cách điệu của cơm lam truyền thống. Theo ban tổ chức: “Đường hoa không chỉ là sắc hoa rực rỡ đón Xuân về, những thiết kế vật thể tinh xảo, cùng tài hoa của các nghệ nhân tham gia thể hiện mà còn là sự tuyên truyền về văn hóa ẩm thực đa dạng của đất nước. ý tưởng cơm lam và hoa xuất phát từ yêu cầu đó”.
Đường hoa năm nay dành một phần cho nội dung Hướng về Thăng Long mà theo ban tổ chức và những người thực hiện là thể hiện tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của cả dân tộc, cùng ôn lại những kỷ niệm và nhắc nhở con cháu về nguồn gốc cha ông. Hướng về Thăng Long như một sự chung vui niềm vui lớn của dân tộc, cầu chúc thủ đô Hà Nội 1.000 năm tuổi với sức sống mới, thành công mới và thắng lợi mới”.
Mở đầu là hình ảnh cho nội dung Hướng về Thăng Long là những chiếc trống đồng và hoa. Cuối cùng là hình ảnh của sóng hoa hướng về Thăng Long. Hình ảnh rồng ở đây được thiết kế không phải là một hình ảnh tả thực mà là sự gợi tả những đường lượn hùng vĩ cùng quả châu khổng lồ, đồng thời là hình ảnh của những đợt sóng nhỏ, lớn dần lên để hướng ra biển lớn. Tất cả với ý nghĩa là cầu chúc sự an lành và thành công trong một năm mới đầy cơ hội và thử thách.
Theo NLĐ
Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã làm tôi thật sự ngưỡng vọng khi nghe trọn an-bum ca nhạc Lúng Liếng Trang Nhung được Viết Tân Studio phát hành dịp Tết Canh Dần năm nay. Những miền quê đáng yêu, đáng nhớ dọc dài đất nước đã lay gọi niềm cảm hứng của người nhạc sĩ tài hoa. 12 ca khúc trong an-bum đưa người yêu nhạc du xuân ngắm cảnh quan đất nước trong rạo rực hương sắc năm mới.
Tất cả những bi kịch đều bắt đầu từ lòng thù hận. Người ta có thể tự mở cho mình một lối thoát nếu như biết tha thứ cho nhau. Đó chính là thông điệp mà vở kịch này muốn chuyển đến người xem
Giáp Tết Canh Dần, tôi có dịp về quê với bộn bề công việc của gia đình, họ tộc. Song tôi cũng tranh thủ ít thời gian ngắn ngủi gặp gỡ trò chuyện cùng Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Lan Hương (ảnh), để được nghe cảm xúc của một liền chị đã có nhiều tâm huyết gắn bó với dân ca quan họ, nhân dịp quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận: Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2006 diện đầm trắng nền nã, đến dự tiệc tất niên cùng các chân dài của công ty Venus.
(HBĐT) - Bao đời nay, người Mường ngoài sử dụng lịch thông thường còn sử dụng lịch Đoi. Lịch Đoi giúp tránh nhưng ngày xấu trong năm và chọn được những ngày đẹp để làm việc lớn như dựng vợ, gả chồng... Đây là bộ lịch của người Mường sử dụng được đúc kết từ nhiều đời.
"Em về răng được mà về, bức thư chưa gửi, lời thề chưa trao?"... Đó là những câu hát quen thuộc của đồng bào dân tộc Thổ khi vui hội cồng chiêng. Thế nhưng, những tiếng hát đối đáp tình tứ, những người biết chơi cồng chiêng thì mỗi ngày một ít đi. Và đây cũng là nỗi lo không xa của đồng bào dân tộc Thổ huyện miền núi Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi ghé làng Đong, một điển hình của văn hóa cồng chiêng người Thổ.