Nghệ sĩ múa Lê Vi, ảo thuật gia Ngô Mỹ Uyên và ca sĩ Ái Vân chia sẻ với VietNamNet kỷ niệm đặc biệt về những cái Tết ở xứ người.

Nghệ sĩ múa Lê Vi: Không thể quên cái Tết đầu tiên ở Pháp

Mô tả ảnh.
Nghệ sĩ múa Lê Vi và cô con gái út. Ảnh: Jundat.

Năm nay đã là cái Tết thứ tư tôi đón tại Pháp nhưng tôi không thể quên được kỷ niệm về cái Tết đầu tiên ở đây. Năm đó chúng tôi cũng chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ như ở VN để đón giao thừa. Vì có mẹ sang đón Tết cùng nên tôi không hề có cảm giác lạc lõng mà thấy vẫn rất ấm cúng vì khi ở VN tôi sống cùng mẹ.

Có một kỷ niệm không bao giờ tôi có thể quên là trước lúc giao thừa (khi đó là 6h chiều bên Pháp), mẹ tôi ra ngoài để chờ xông đất. Bà không đi đâu xa vì sợ có vị khách nào vào nhà xông đất trước. Thời tiết mùa đông vô cùng lạnh lẽo. Những người qua đường thấy một bà già ngồi ngoài cửa nhà tôi cứ nghĩ bà là người nghèo hay bị ốm nên đều dừng lại hỏi thăm, thậm chí còn định biếu tiền nữa.

Cho dù ở xa nhà nhưng tôi vẫn luôn giữ truyền thống đón Tết của người VN không phải cho riêng mình mà còn cho các con, để chúng biết và giữ gìn truyền thống quê ngoại mà tôi biết chúng sẽ rất tự hào. Nói không buồn khi đón Tết ở xứ người thì không thật vì tôi rất thích ngày Tết ở VN. Tôi luôn giữ cảm giác hồi hộp trước giao thừa, luôn nhớ những ngày háo hức chuẩn bị Tết ở nhà khi cả ba chị em Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi cùng quây quần bên nồi bánh chưng xanh.

Nhưng vì các cháu còn phải đi học bên này tôi không thể về VN đón Tết được. Bù lại, tôi luôn chuẩn bị thật chu đáo cho cái Tết ở đây. Năm nào tôi cũng mời bạn bè VN đến nhà để cùng nhau chúc mừng năm mới. Đều là những người xa xứ nên chúng tôi dễ đồng cảm với nhau hơn. Tết năm nay mấy gia đình cùng chung nồi bánh chưng và cùng nhau hàn huyên chuyện quê nhà....

Ca sĩ Ái Vân: Những cái Tết bay show ở xứ người

Mô tả ảnh.
Ca sĩ Ái Vân.

Năm đó gia đình mình vừa chuyển từ châu Âu qua Hoa Kỳ định cư. Khác hẳn với những cái Tết đầy tuyết trắng bên Đức, Tết bên California tuy tiết trời vẫn lạnh nhưng chan hoà ánh nắng. Mình đi chợ Việt Nam mua bánh chưng, bánh tét, giò chả và cả hoa mai về bày trong nhà và thắp hương ban thờ tổ tiên, ông bà.

Ngày Tết của VN là ngày gia đình sum họp và nấu nướng những món ăn truyền thống. Những năm trước đây, mỗi dịp Tết đến mình luôn phải nói lời xin lỗi với gia đình vì thời gian đó luôn phải đi show khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ để diễn cho cộng đồng người Việt. Những cái Tết VN ở xứ người đối với Ái Vân có thể tạm gói gọn trong những khái niệm: phi trường, máy bay, khách sạn, sân khấu và khán giả.

Năm nào mình cũng chuẩn bị mâm cơm tất niên tuy đơn giản hơn nhưng nhất thiết phải có bánh chưng, bánh tét và con gà. Năm nào siêng hơn thì nấu nồi canh măng nữa. Việc xông đất, gia đình chúc Tết nhau và lì xì cho các cháu là những việc không thể thiếu dù ở trên đất Mỹ này. Ở VN, những ngày trước Tết thì khắp nơi đã rộn ràng lắm, khắp không gian tràn ngập không khí Tết, Tết từ ngoài ngõ Tết vào. Còn ở bên này chỉ đến khi đến với khu người Việt hay người Hoa mới cảm nhận được không khí đó.

Nếu ngày Tết rơi vào cuối tuần thì còn vui được lâu chứ nếu vào ngày thường thì người lớn đi làm, trẻ con đi học thành ra ngày Tết chỉ thoáng qua rất nhanh. Tết năm nay mình không về được VN nên đã chuẩn bị đón xuân bên này. Vì không thu xếp về được nên mình đã sửa soạn cho ngày Tết của gia đình rồi. Bao nhiêu năm nay vẫn vậy nên cũng phải quen thôi... Tết năm nay sẽ có bánh chưng, bánh tét, mứt sen và một chậu hoa cúc. Cô bạn thân lại vừa biếu món giò thủ nữa... nên Tết này chắc chắn sẽ có nhiều may mắn.

Ảo thuật gia Ngô Mỹ Uyên: Luôn mơ được về VN ăn Tết

Mô tả ảnh.
Người đẹp Ngô Mỹ Uyên.

Nói về Tết VN ở đất Mỹ, Uyên chưa có dịp nào đến nơi cộng đồng người Việt để đi chơi Tết vì nơi đó cách xa nơi ở tới 2 giờ lái xe. Vì vậy mỗi năm Tết đến Uyên chỉ sắp xếp đi chơi với gia đình. Năm đầu tiên khi đến Mỹ sống và làm việc, vì chưa có bằng lái xe, chưa biết đường xá đi lại thế nào nên Uyên phải ở nhà. Lúc đó Uyên cảm thấy buồn lắm vì chỉ biết điện thoại về VN hỏi thăm bố mẹ.

Còn nhớ khi còn ở VN, Uyên thường theo mẹ đi mua sắm đồ Tết, từ thức ăn đến đồ trang trí nhà cửa. Thích nhất là đi mua hoa mai, hoa đào, có năm Uyên ra tận HN để mua hoa đào đem về TP.HCM. Đêm giao thừa nào Uyên cũng đi nhà thờ cùng mẹ, đến 12h đêm thì đi chùa cùng bố rồi hái lộc xông đất đầu năm.

Vì sống trong cộng đồng người Mỹ nên năm đầu tiên, Uyên không thể sắm đủ những món ăn truyền thống trong mâm cỗ ngày Tết. Rút kinh nghiệm, các năm sau, bố mẹ Uyên chuẩn bị đồ ăn từ nhà rồi mang qua Mỹ ăn Tết với 3 cô con gái. Mẹ Uyên chuẩn bị cả một vali đồ ăn từ bánh mứt, bánh chưng, bánh tét đến dưa mắm, củ kiệu....

Uyên nhớ có một năm cả nhà cùng đi trượt tuyết. Cả ngày đi chơi mà Uyên chỉ nghĩ đến tối về khách sạn đón giao thừa rồi cả nhà sẽ ăn uống và chúc Tết nhau. Đó là cái Tết không thể quên khi có đầy đủ gia đình bên Mỹ.

Năm nay mùng một Tết rơi đúng vào ngày 14/2, ngày lễ tình nhân và dịp cuối tuần nên Uyên sẽ lại đi trượt tuyết cùng hai em gái vì cả ba chị em đều mê môn thể thao này. Chị em Uyên đều rất muốn về VN ăn Tết nhưng không thể nghỉ học và nghỉ làm nên phải đón Tết bên này. Bù lại, cả ba đứa lại có kỳ nghỉ Giáng sinh và Năm mới kéo dài tới 1 tháng ở VN. Dù vậy không được ăn Tết ở VN cũng rất buồn nên chắc chắn sẽ có năm 3 chị em Uyên thu xếp về VN để tận hưởng không khí Tết ở quê nhà. Đó là mơ ước bình dị nhất của những người sống và làm việc nơi xứ người.

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác

Thầy mo Xa Văn Xôm truyền lại cho con cháu những ghi chép bằng chữ Tày về nghi lễ cúng “Cơm mới” truyền thống
Đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ khai mạc
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển lãm "Cổ ngoạn Thăng Long-Hà Nội"

Tại Nhà triển lãm 93 Ðinh Tiên Hoàng (Hà Nội), ngày 11-2 diễn ra Triển lãm "Cổ ngoạn Thăng Long - Hà Nội", nhân dịp đón Xuân Canh Dần và hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức.

Lung linh hoa mùa xuân

(HBĐT) - Xuân về trăm hoa đua nhau khoe sắc. Khắp mọi nẻo đường từ TP Hoà Bình đến các huyện bừng nở sắc hoa xuân. Hoa xuân gõ cửa làm tăng thêm vẻ đẹp, sự đầm ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình và từ lâu chơi hoa đã trở thành một thú chơi tao nhã.

Lúng liếng mùa xuân

Nhạc sĩ Quỳnh Hợp đã làm tôi thật sự ngưỡng vọng khi nghe trọn an-bum ca nhạc Lúng Liếng Trang Nhung được Viết Tân Studio phát hành dịp Tết Canh Dần năm nay. Những miền quê đáng yêu, đáng nhớ dọc dài đất nước đã lay gọi niềm cảm hứng của người nhạc sĩ tài hoa. 12 ca khúc trong an-bum đưa người yêu nhạc du xuân ngắm cảnh quan đất nước trong rạo rực hương sắc năm mới.

Giếng lạ - Phép trừ của hạnh phúc

Tất cả những bi kịch đều bắt đầu từ lòng thù hận. Người ta có thể tự mở cho mình một lối thoát nếu như biết tha thứ cho nhau. Đó chính là thông điệp mà vở kịch này muốn chuyển đến người xem

NSƯT Lan Hương - Vỡ òa cùng niềm vui quan họ

Giáp Tết Canh Dần, tôi có dịp về quê với bộn bề công việc của gia đình, họ tộc. Song tôi cũng tranh thủ ít thời gian ngắn ngủi gặp gỡ trò chuyện cùng Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Lan Hương (ảnh), để được nghe cảm xúc của một liền chị đã có nhiều tâm huyết gắn bó với dân ca quan họ, nhân dịp quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận: Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Jennifer Phạm khoe vẻ dịu dàng bên siêu mẫu

Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2006 diện đầm trắng nền nã, đến dự tiệc tất niên cùng các chân dài của công ty Venus.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục