Đó là một buổi sáng mùa hè năm 1976. Khi tôi đến cổng hội văn nghệ thì cũng vừa lúc anh Trịnh Công Sơn bước ra khỏi quán cà phê bên đường. Hôm ấy là ngày đầu tuần, cơ quan sắp giao ban. Chúng tôi đang đứng nói chuyện để đợi giờ vào họp, bỗng một chú ve từ trên cao rơi xuống chân tôi. Tôi tò mò nhặt con ve lên; nó không còn hát.
Anh Sơn nhìn con ve một lúc rồi nói:
- Vậy là hết rồi!
- Cái gì hết? - tôi hỏi.
- Đời con ve đã hết, có lẽ chỉ một lát nữa thôi.
Nói rồi, anh Sơn cầm con ve từ tay tôi, giọng buồn buồn:
- Dạ biết không, để thành một giọng ca, con ve đã im lặng rất lâu ở trong đất. Từ một cái trứng ve để thành một ấu trùng... ve đã thay hình đổi dạng nhiều lần, mình không nhớ chính xác là bao nhiêu, nhưng có một tài liệu nói quá trình hình thành một con ve rất dài – đến những 18 năm.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
- Trời ơi, 18 năm – tôi ngạc nhiên kêu lên.
- Đúng, 18 năm mới thoát khỏi mặt đất, thoát khỏi bóng tối để ca hát dưới mặt trời.
- Vậy con ve ăn gì, anh Sơn?
- Ve uống nắng, ăn sương, khổ hạnh như một tu sĩ. Nó nhả ra giọng hát ve sầu như tằm nhả tơ râm ran trời đất, nhưng chỉ được 90 ngày rồi tắt. Lúc đó, ve sầu kiệt sức, từ trên cây rơi nhẹ nhàng xuống đất. Đó là lúc “kim thiền thoát xác”.
Anh Sơn ngậm ngùi nhìn chú ve câm lặng trong lòng bàn tay. Tôi chợt nghĩ, chỉ một lát nữa thôi, một đàn kiến sẽ tìm đến... lớp lớp bu kín thân xác ve sầu. Chạnh lòng, tôi xin lại anh Sơn con ve.
Có tiếng gọi chúng tôi vào họp.
Đêm hôm đó, tôi thật khó ngủ. Tôi đặt chú ve lên một cái chén nhỏ. Bật đèn, tôi lấy giấy bút ra định làm một bài thơ về đời ve tặng anh Sơn. Tôi viết rất nhanh. Bài thơ theo thể 6 chữ, viết đi viết lại, đọc rồi xóa, rồi viết mà vẫn không thấy vừa lòng. Có lẽ đời ve lạ lùng quá, thánh thiện quá – đó là kẻ chỉ biết dâng hiến, rút ruột gan để hát cho đời vui.
Nó may mắn và hạnh phúc hơn con người là chưa kịp biết buồn thì đã chết. Còn con người đã mang lấy nghiệp trầm luân từ khi còn trong bào thai: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người...”.
Đời ve lạ lùng như vậy, làm sao viết cho đạt. Tôi đọc đi đọc lại bài thơ mình đã làm rồi chán nản vo tròn tờ giấy ném qua cửa sổ. Tôi ném bài thơ đi như mùa hạ làm rơi rụng thân xác ve sầu. Bài thơ không sống được, cũng đành thôi!
Vậy là ý định làm bài thơ về chú ve để tặng anh Trịnh Công Sơn không thể nào ra đời! Tôi còn nhớ một vài đoạn như:
Đời ve uống nắng ăn sương
Khổ hạnh như chàng tu sĩ
Hát ca đủ chín mươi ngày
Ve nằm yên nghỉ bạn ơi!
hay:
Mười mấy năm nằm trong đất
Lặng câm như kẻ ngoài đời
Bỗng một ngày dâng tiếng hát
Tỏa nắng tràn khắp muôn nơi...
Sau này, tôi đọc được trong một thông tin rằng nhà sinh vật học H.Jébier khẳng định quá trình hình thành con ve ở trong đất chỉ diễn ra có 4 năm. Dẫu thế nào thì câu chuyện về con ve của anh Sơn đã khắc sâu trong tâm trí tôi và tôi tin lời anh như tin một sự thật khó xóa nổi.
Những chú ve đang nhẫn nhục hình thành đời mình trong đất, để rồi sẽ trở lại cất lên giọng hát của chính mình. Tôi tin như kiếp ve thánh thiện, người nhạc sĩ của tình yêu và thân phận con người mãi mãi hát ca bên chúng ta như có lần anh đã tự nhận trong một bài hát của mình:
“Nhiều khi thấy ta là lá cỏ
Ngồi hát ca rất tự do”.
Theo NLĐ
(HBĐT) - Trong cái lạnh se sắt của vùng cao Đà Bắc cuối tháng chạp, chúng tôi đã men theo những quanh co dốc núi giữa sương núi mịt mù để lên vùng cao Mường Chiềng cùng bà con dân tộc Tày đón tết “Cơm mới”.
Đường hoa Nguyễn Huệ - sản phẩm văn hóa - du lịch đặc trưng của TPHCM sẽ khai mạc vào tối nay, 11-2
Đầu trần, mưa bụi, vượt con hẻm lọt giữa hai khối nhà, băng ngang rặng liễu và rạch nước nhỏ, tôi bước vào thung lũng hoa đào. Vâng, phải gọi là thung lũng thì mới đã cảm giác, bởi dinh đào thế của cậu Bích lọt thỏm trong vòng vây của những toà nhà cao tầng xám.
Hội hoa xuân 2010 quy tụ trên 8.000 hiện vật quý hiếm, mới lạ trong và ngoài nước. Du khách thăm Hội hoa xuân không chỉ thích thú với những sản phẩm của nghệ nhân Việt Nam mà còn bất ngờ khi được chiêm ngưỡng sản phẩm độc đáo của các nghệ nhân nước ngoài. Không gian sân vườn, tiểu cảnh bằng đá của các nghệ nhân Nhật Bản là một trong những nét độc đáo của Hội hoa xuân năm nay.
Tại Nhà triển lãm 93 Ðinh Tiên Hoàng (Hà Nội), ngày 11-2 diễn ra Triển lãm "Cổ ngoạn Thăng Long - Hà Nội", nhân dịp đón Xuân Canh Dần và hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội tổ chức.
(HBĐT) - Xuân về trăm hoa đua nhau khoe sắc. Khắp mọi nẻo đường từ TP Hoà Bình đến các huyện bừng nở sắc hoa xuân. Hoa xuân gõ cửa làm tăng thêm vẻ đẹp, sự đầm ấm, hạnh phúc của mỗi gia đình và từ lâu chơi hoa đã trở thành một thú chơi tao nhã.