Du khách nước ngoài đến với Hòa Bình ngày càng nhiều
(HBĐT) - Từ nhiều năm trở lại đây, Hoà Bình đã được du khách Việt Nam và thế giới biết đến là một mảnh đất đầy tiềm năng với các loại hình du lịch hết sức da dạng, phong phú như: du lịch thám hiểm, sinh thái, tâm linh...
Du khách đến với Hoà Bình để thưởng thức những món ăn dân tộc, để hoà mình vào điệu múa xoè... và để mang về tình cảm yêu mến đối với mảnh đất đầy giá trị nhân văn, với những con người chân chất thật thà đầy lòng mến khách
Vẻ đẹp hoang sơ là nét quyến rũ lớn nhất của du lịch Hoà Bình. Chỉ cách thủ đô Hà Nội chưa đầy 80km, nhưng đến với mảnh đất này, du khách như bước chân vào một thế giới hoàn toàn khác lạ. Yên bình và đầy thư thái! Địa hình núi đồi trùng điệp xen lẫn những thung lũng bồng bềnh trong màn sương mờ Tây Bắc đã tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho nơi đây. Mở ra tiềm năng không nhỏ cho du lịch thám hiểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là nền văn hoá đa dân tộc, những đền chùa, hang động thiên nhiên... gắn với biết bao truyền thuyết dân gian làm say lòng khách du lịch. Nhắc đến Hoà Bình, người ta nhắc nhiều đến lòng hồ sông Đà- công trình minh chứng cho sự chế ngự của con người trước thiên nhiên hùng vĩ và suối nước khoáng nóng Kim Bôi quý giá thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Sông Đà ngày nay không còn hung dữ như trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân thưở trước. Lòng hồ thơ mộng, hữu tình thấp thoáng những nếp nhà sàn ven sườn đồi, sườn núi như được ấp ôm giữa làn nước xanh ngắt, lững lờ chảy trôi mỗi độ xuân về. Cho đến nay, Hoà Bình có 177 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có 53 di tích đã được xếp hạng. Hứa hẹn đã, đang và sẽ là những điểm đến say lòng du khách.
Du khách đến với Hoà Bình để thưởng thức những món ăn dân tộc, để hoà mình vào những điệu múa xoè... và để mang về tình cảm yêu mến đối với mảnh đất đầy giá trị nhân văn, với những con người chân chất thật thà đầy lòng mến khách. Chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (Thanh Xuân- Hà Nội) trong chuyến đi thăm Đền Bờ- lòng hồ sông Đà, chị chia sẻ: “Hàng năm, cứ mỗi dịp tháng giêng tôi thường lên Hoà Bình đi lễ chùa và thăm các danh lam thắng cảnh. Du lịch tâm linh nơi đây rất hấp dẫn đối với tôi. Không xô bồ, không có những hoạt động mê tín dị đoan... là những điểm níu chân du khách quay trở lại của du lịch tâm linh Hoà Bình. Tôi đã đi Chùa Tiên- Lạc Thuỷ, Đền Bờ- Lòng hồ sông Đà và sẽ tiếp tục khám phá thêm những danh lam khác nữa.” Anh Alexan De Pedan (du khách Pháp) lại có một cảm nhận khác rất riêng về du lịch Hoà Bình, anh cho biết: “Tôi đã đi nhiều nơi nhưng không thấy nơi nào có sức hút và quyến rũ như ở nơi đây, đặc biệt là tại các điểm du lịch cộng đồng. Đến đây tôi không những được tìm hiểu mà còn được khám phá, cảm nhận sự gần gũi, chân tình, cởi mở của người dân và được sống trong một không gian văn hoá đặc trưng của người bản địa. Về nước, tôi sẽ kể cho bạn bè nghe và nhất định sẽ quay trở lại Hoà Bình vào một ngày không xa để được tiếp tục khám phá cuộc sống, con người và mảnh đất này.” Nếu biết bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá, những ấn tượng tốt đẹp mà du lịch tỉnh nhà đã đạt được trong lòng du khách thập phương thì chúng ta có thể khẳng định trong một tương lai không xa du khách đến với Hoà Bình sẽ không ngừng được tăng lên.
Tính đến hết năm 2009, tỉnh ta đã đón 840.000 lượt khách du lịch, trong đó khách trong nước là 764.000 lượt tăng 21,9%, khách quốc tế là 67.000 người tăng 0,38% so với cùng kỳ năm 2008. Doanh thu từ du lịch đạt 265 tỷ đồng tăng 8,6%. Được biết trong năm 2009 đã có 20 dự án đầu tư vào du lịch tỉnh nhà tập trung chủ yếu vào loại hình du lịch sinh thái- văn hoá. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy ngành du lịch tỉnh nhà đang khởi sắc. Chúng ta có quyền tin tưởng rằng với thế mạnh sẵn có Hoà Bình sẽ ngày càng khẳng định được vị thế của mình và trở thành điểm đến say lòng không chỉ với du khách trong nước.
Hải Yến
(HBĐT) - “Xuân về náo nức khắp quê ta. Ngan ngát hương xuân đến mọi nhà. Gìa trẻ chung vui niềm hạnh phúc. Lộc trời muôn vật đến quê ta”. Theo câu hát thiết tha và tiếng trống chèo giục giã trong bài “Mừng Đảng, mừng xuân”, chúng tôi đã về thăm Lương Sơn để được một lần đắm say cùng làn điệu í ơi, thả mình lãng trôi trong không gian văn hoá độc đáo của loại hình sân khấu hội hè đặc trưng Bắc Bộ.
Đường về là những lắng đọng sau một chuyến hành hương đúng nghĩa. Những lời hẹn hò sẽ gặp lại nhau trong những lần đi tới, để cùng nhau hòa mình trong không khí Phật giáo và để an lạc từng bước chân...
Tính đến thời điểm này, "Đừng đốt" có thể coi là một trong những bộ phim nhiều thành tích nhất của điện ảnh Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, không ai "dám" công bố doanh thu của phim khi trình chiếu, bởi nếu nhìn trực diện vào các con số, nhiều người sẽ "sốc" bởi sự phũ phàng của nó.
Người Hà Nội không thể sống thiếu hoa đào dù Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm – những vùng trồng đào lừng danh một thuở – giờ đây chẳng được như xưa. Hoa đào mãi tươi thắm trong đời sống tinh thần, trong hương sắc Tết cổ truyền là bởi cái thú thưởng hoa, mê hoa của dân Hà thành chẳng bao giờ phai nhạt
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ phối hợp huyện Hạ Hòa tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Ấu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, từ ngày 18 đến 20-2 (từ mồng 5 đến mồng 7 Tết).
Đó là một buổi sáng mùa hè năm 1976. Khi tôi đến cổng hội văn nghệ thì cũng vừa lúc anh Trịnh Công Sơn bước ra khỏi quán cà phê bên đường. Hôm ấy là ngày đầu tuần, cơ quan sắp giao ban. Chúng tôi đang đứng nói chuyện để đợi giờ vào họp, bỗng một chú ve từ trên cao rơi xuống chân tôi. Tôi tò mò nhặt con ve lên; nó không còn hát.