Mùng 4 Tết. Dòng người đổ về Văn Miếu ngày càng đông. Đông vui nhộn nhịp nhất có lẽ là cảnh cho chữ của các ông đồ ngay dọc đường vào khu di tích. Năm Canh Dần, năm của hổ dũng mãnh, lòng mỗi người đi du xuân đều hướng đến sự sung mãn, mạnh giàu và may mắn trong năm nay nên chữ được nhiều người xin thường là chữ: Trí, Lộc, Thọ và Phúc Lộc.

Anh chị Bình ở Hoàn Kiếm, Hà Nội đã xin hai chữ: Minh và Học viết thư pháp tiếng Việt để dành tặng hai cháu đang đi học, như một lời chúc và nhắc nhở đầu năm. Chúng tôi cũng được chứng kiến niềm vui của rất nhiều khách du lịch nước ngoài sau khi xin được chữ tại Văn Miếu. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt của đôi vợ chồng du khách  người Australia Paul - Alice khi họ vừa xin được chữ Phúc - Lộc sau một lúc xếp hàng.

Khi chúng tôi hỏi ông bà có hiểu ý nghĩa của 2 chữ này không, Alice cười: "Full of happiness" - có thể hiểu nôm na là "tràn đầy hạnh phúc". Đây là món quà sinh nhật đặc biệt ông bà dành cho người cháu gái đã dạy tiếng Anh ở Việt Nam được 7 năm. Đến Việt Nam đã 3 tuần để ăn Tết truyền thống, ông bà đặc biệt có ấn tượng với các hoạt động văn hoá truyền thống ở khu vực Văn Miếu.

Quang cảnh xin chữ bên ngoài Văn Miếu.

Ở bên trong khu nhà Thái học, trong dòng người xếp hàng chật cứng, chúng tôi quan sát thấy rất nhiều gương mặt của các bạn trẻ, đa số là học sinh, sinh viên ở các trường của Hà Nội đến xin chữ về treo trong nhà và tặng cho ông bà, người thân và bạn bè. Giữa cái lạnh căm căm, mà gương mặt của Nguyễn Anh Tú, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội mặt đỏ phừng phừng, vì đã xếp hàng giữa đám đông đúng 1 tiếng để được xin chữ. Tú vui vẻ cho biết: "Mệt một chút nhưng khi xin được chữ đúng ý nguyện và mong mỏi của mình, thấy lòng thanh thản và cảm giác lâng lâng rất khó tả. Mang được chữ Trí, Học và Phúc về tặng gia đình trong ngày đầu xuân năm mới chắc chắn bố mẹ em sẽ rất hài lòng"…

Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành tâm điểm của người dân Thủ đô khi nhiều hoạt động văn hóa dân gian sống động diễn ra suốt từ mùng 2 đến mùng 8 Tết. Từ những cụ già, người trung niên đến các bạn trẻ, các em nhỏ đều hào hứng tham gia các trò chơi: thi đấu cờ bỏi, cờ người, chương trình biểu diễn ca nhạc dân tộc, rối nước, đánh đu, viết thư pháp, đốt lửa thổi cơm thi (mùng 5 Tết), múa dân gian Long, Ly, Quy, Phượng (mùng 7 Tết), dâng hương…

Bà Phạm Thị Thuý Hằng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho biết: Với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng ngay từ mùng 2 Tết nên chỉ trong 3 ngày đầu xuân, khu di tích đã thu hút khoảng 7 vạn khách. Đây là con số kỷ lục, chứng tỏ người dân càng ngày càng quan tâm hơn đến văn hóa truyền thống

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Du khách nước ngoài đến với Hòa Bình ngày càng nhiều
NSƯT Vũ Linh chuẩn bị phục trang cho nghệ sĩ Chấn Cường tại Củ Chi đêm 30 Tết
Không có hình ảnh

Tưng bừng nhiều hoạt động văn hóa mừng Xuân

Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam phối hợp cùng Công ty hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Phú Quang sẽ thực hiện chương trình "Dòng sông không trở lại" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 19, 20-2 (mùng 6 và 7 Tết).

Nhận tượng Oscar, không được 'cảm ơn' bất kỳ ai

Đó là lời đề nghị của các nhà tổ chức lễ trao giải ngày 7/3 với các ngôi sao được đề cử Oscar năm nay.

Về Lương Sơn nghe câu hát chèo

(HBĐT) - “Xuân về náo nức khắp quê ta. Ngan ngát hương xuân đến mọi nhà. Gìa trẻ chung vui niềm hạnh phúc. Lộc trời muôn vật đến quê ta”. Theo câu hát thiết tha và tiếng trống chèo giục giã trong bài “Mừng Đảng, mừng xuân”, chúng tôi đã về thăm Lương Sơn để được một lần đắm say cùng làn điệu í ơi, thả mình lãng trôi trong không gian văn hoá độc đáo của loại hình sân khấu hội hè đặc trưng Bắc Bộ.

Mùa xuân hành hương qua những ngôi chùa Việt

Đường về là những lắng đọng sau một chuyến hành hương đúng nghĩa. Những lời hẹn hò sẽ gặp lại nhau trong những lần đi tới, để cùng nhau hòa mình trong không khí Phật giáo và để an lạc từng bước chân...

Vì "Đừng đốt" nên không có lửa?

Tính đến thời điểm này, "Đừng đốt" có thể coi là một trong những bộ phim nhiều thành tích nhất của điện ảnh Việt Nam những năm gần đây. Tuy nhiên, không ai "dám" công bố doanh thu của phim khi trình chiếu, bởi nếu nhìn trực diện vào các con số, nhiều người sẽ "sốc" bởi sự phũ phàng của nó.

Hoa đào năm ngoái

Người Hà Nội không thể sống thiếu hoa đào dù Nhật Tân, Quảng Bá, Nghi Tàm – những vùng trồng đào lừng danh một thuở – giờ đây chẳng được như xưa. Hoa đào mãi tươi thắm trong đời sống tinh thần, trong hương sắc Tết cổ truyền là bởi cái thú thưởng hoa, mê hoa của dân Hà thành chẳng bao giờ phai nhạt

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục