Điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội
Hà Nội đang lưu giữ kho tàng múa cổ phong phú và đa dạng của cha ông để lại từ ngàn xưa. Ðó là di sản văn hóa của người Tràng An vươn dài theo năm tháng cùng lịch sử tồn tại đến ngày nay chứa đựng những giá trị trí tuệ, bản sắc văn hóa của vùng đất hào hoa, thanh lịch. Hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội nghệ sĩ múa Hà Nội đang khẩn trương thực hiện công trình Phục hồi phát triển múa cổ Thăng Long - Hà Nội.
Từ khi nhà Lý dời đô ra Thăng Long thu hút nhân tài bốn phương về sinh cơ lập nghiệp, múa cổ trước đó ngày càng phát triển mạnh trong cung đình, trong nghi lễ Phật giáo, trong hội làng... Di sản múa cổ Thăng Long - Hà Nội còn lưu truyền cho đến ngày nay hầu hết là múa dân gian, múa trong các lễ thức tôn giáo, múa trên sân khấu kịch hát, trong đó múa dân gian có số lượng nhiều nhất. Các nhà sưu tầm đã thống kê có hơn 40 điệu múa dân gian khác nhau trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (trước đây). Theo sử sách ghi chép, sau khi dời đô về Thăng Long, Vua Lý Thái Tổ đã cho xây đền Phù Ðổng với quy mô lớn thờ Thánh Gióng và nâng lễ hội Phù Ðổng lên hàng quốc lễ. Trong lễ hội có diễn ca, trống chiêng và múa. Có thể suy đoán, các điệu múa cờ, múa chiêng, múa trống, múa hát Ải Lao trong lễ hội Phù Ðổng ngày nay đã từng có từ thời Lý. Ngoài các điệu múa trong lễ hội Phù Ðổng, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội còn lưu giữ được những điệu múa cổ rất lâu đời được trình diễn trong các lễ hội truyền thống như: Múa Rồng, bồng, múa cờ ở Triều Khúc, Múa đèn trong lễ hội Ðền Hai Bà Trưng ở Ðồng Nhân, Múa rắn ở Lệ Mật, Múa rồng lửa ở Khương Thượng, Múa cởi yếm mo ở Ðường Yên, Múa chén ở làng Mọc, Múa roi ở làng Cót... Các điệu múa cổ Thăng Long - Hà Nội đã trở thành tinh hoa văn hóa của dân tộc, thể hiện nét đặc trưng của của nền văn minh sông Hồng cần được lưu giữ và phát triển trong cuộc sống hiện đại. Chính vì vậy, Hội nghệ sĩ múa Hà Nội đã tiến hành công trình Phục hồi phát triển múa cổ Thăng Long - Hà Nội với mục đích phục hồi, bảo lưu, phát triển những giá trị của múa cổ trong sử sách, trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Hà Nội. Công trình có ba giai đoạn: Phục hồi nguyên gốc, Cải biên nâng cao và Sáng tác mới trên cơ sở chất liệu múa cổ. Từ đó cho ra những sản phẩm: Các chương trình biểu diễn, Bộ đĩa hình và Từ điển múa cổ Thăng Long - Hà Nội.
Với tình yêu Hà Nội, tâm huyết với nghệ thuật múa cổ, một đội ngũ những nhà nghiên cứu, sưu tầm, nghệ sĩ của hội đã lặn lội đến tận khắp các phố phường, ngõ xóm ở các huyện: Ðông Anh, Gia Lâm, Phú Xuyên, Thanh Trì, các quận: Tây Hồ, Ðống Ða, Long Biên, Hoàng Mai để đánh thức những điệu múa đang đi vào quên lãng, chìm vào cát bụi của thời gian. Họ phải chịu đựng nhiều vất vả, gian nan nhưng điều khó khăn lớn nhất vẫn là làm sao để tìm ra cái gốc của mỗi điệu múa cổ. Khác với các cổ vật còn nguyên hình dáng, mầu sắc với thời gian, còn các điệu múa đã biến thiên từ đời này sang đời khác, nhất là hôm nay khi nó cải biên không dựa trên nền truyền thống. Thí dụ điệu múa Giảo Long ở làng Lệ Mật là biểu tượng của sự chinh phục con ác xà bắt nó phải tự bò vào phủ phục trước thành hoàng làng, thế mà được cải biên để minh họa cho truyền thuyết kể lại chàng dũng sĩ cứu cô gái con vua. Như vậy, không chỉ đánh mất ý nghĩa sâu xa vốn có của điệu múa mà còn đánh mất những nét đặc trưng độc đáo của điệu múa gốc. Ðể nhận diện múa cổ không phải dễ bởi chúng được phân bổ rộng khắp các địa bàn của Hà Nội và gắn bó chặt chẽ với các lễ hội, đền, đình, chùa, miếu mà các lễ hội này lại có quy luật tái hiện rất khác nhau. Có lễ hội diễn ra hằng năm vào những thời điểm nhất định nhưng có những lễ hội phải 20 năm mới lặp lại và các điệu múa cổ gắn bó với nó có điều kiện phô diễn như hội hát Chèo Tầu ở Ðan Phượng. Với tinh thần lao động nghiêm túc, các nghệ sĩ múa Hà Nội đã đưa được hàng chục điệu múa cổ lên sân khấu thể hiện vẻ đẹp độc đáo và mầu sắc lung linh của chúng. Hà Nội đã tổ chức được ba cuộc liên hoan múa cổ Thăng Long - Hà Nội tại vườn hoa Lý Thái Tổ vào dịp đón xuân mới: Cuộc liên hoan lần thứ nhất, năm 2007 (năm Ðinh Hợi) có 11 điệu múa cổ, lần thứ hai, năm 2008 (năm Mậu Tý) có 9 điệu múa cổ, lần thứ ba năm 2009 (Kỷ Sửu) có 9 điệu múa cổ. Các điệu múa do chính các vũ công từ các làng, xã đưa lên sân khấu đã thật sự tạo nên sức truyền cảm mạnh mẽ đến người xem. Các chương trình biểu diễn đã tạo được ấn tượng về sự đa dạng của hình thức, ngôn ngữ âm nhạc múa, sự khác biệt về mầu sắc, cảm xúc giữa các tác phẩm: Múa sênh tiền nhịp nhàng tươi tắn, Múa bồng sôi nổi, Múa cờ mạnh mẽ... Các chương trình biểu diễn khiến cho người xem có thể hình dung về cuộc sống tâm hồn, và cốt cách của con người Hà Nội xưa, trong xa thẳm của thời gian vẫn có cái gì rất thiêng liêng, gần gũi.
Công trình Phục hồi phát triển múa cổ Thăng Long - Hà Nội đã thành công, bước đầu khơi dậy không khí sôi động ở những địa phương có múa cổ, tìm kiếm, hoàn thiện dựng lại các điệu múa từ gốc gác của nó. Hiện nay các nhà nghiên cứu, sưu tầm và nghệ sĩ của Hội nghệ sĩ múa Hà Nội đang tích cực xây dựng một chương trình biểu diễn vào tháng 10-2010 gồm mười điệu múa cổ đặc sắc, có mặt trong Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để giới thiệu với nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về một loại hình nghệ thuật mang đậm đặc trưng, bản sắc văn hóa đất Thăng Long.
Theo ND
Không có thời gian để ăn, nghỉ; ngủ trên xe, ăn cơm hộp, uống nước sâm để lấy sức là cuộc sống của hầu hết các nghệ sĩ sân khấu trong những ngày diễn Tết
Xuân thắm tươi và may mắn lại về. Người người đón xuân mới, nhà nhà đón xuân mới với bao kỳ vọng năm Canh Dần 2010 sẽ thành công rực rỡ hơn, trọn vẹn hơn. Hãy cùng nghe ước nguyện đầu xuân của các nghệ sĩ, người mẫu…
Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam phối hợp cùng Công ty hỗ trợ và phát triển nghệ thuật Phú Quang sẽ thực hiện chương trình "Dòng sông không trở lại" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 19, 20-2 (mùng 6 và 7 Tết).
Đó là lời đề nghị của các nhà tổ chức lễ trao giải ngày 7/3 với các ngôi sao được đề cử Oscar năm nay.
(HBĐT) - “Xuân về náo nức khắp quê ta. Ngan ngát hương xuân đến mọi nhà. Gìa trẻ chung vui niềm hạnh phúc. Lộc trời muôn vật đến quê ta”. Theo câu hát thiết tha và tiếng trống chèo giục giã trong bài “Mừng Đảng, mừng xuân”, chúng tôi đã về thăm Lương Sơn để được một lần đắm say cùng làn điệu í ơi, thả mình lãng trôi trong không gian văn hoá độc đáo của loại hình sân khấu hội hè đặc trưng Bắc Bộ.
Đường về là những lắng đọng sau một chuyến hành hương đúng nghĩa. Những lời hẹn hò sẽ gặp lại nhau trong những lần đi tới, để cùng nhau hòa mình trong không khí Phật giáo và để an lạc từng bước chân...