Đất nước hòa bình, hơn 30 năm nay, cựu chiến binh Trần Minh Tuyến, 65 tuổi, Bí thư Chi bộ khu phố 4, phường 3, thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) vẫn lặng lẽ với công việc không mấy đơn giản: Đi sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ. Đến nay, ông đã có trong tay 76 mẩu chuyện đặc sắc mà theo ông là "không đụng hàng" bởi: "Những chuyện người ta có, mình không sưu tầm lại!" - ông nói.

 

Để giúp thế hệ sau

Từ những năm tháng tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Bình-Trị-Thiên, được nghe những câu chuyện về Bác, hình ảnh vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu luôn hiển hiện trong tâm trí người lính trẻ Trần Minh Tuyến. Chiến tranh kết thúc, trở về với những vết thương, nhận được bốn Huân chương Chiến công nhưng ông Tuyến không đi làm hồ sơ nhận chế độ bởi ông nghĩ: "Đất nước mình còn nghèo, mình may mắn hơn các đồng đội khác thì nhường lại phần hỗ trợ đó cho các gia đình bất hạnh!".

Gặp ông, chúng tôi thật sự ấn tượng bởi cách trò chuyện cởi mở, chất phác với một nét rất... lính. Vốn là người học giỏi văn, làm thơ được "nhưng ngày đó là thơ để giải khuây, làm cho đỡ nhớ nhà", ông đã quyết định đi sưu tầm những câu chuyện về Bác. "Trước là để thỏa niềm đam mê, sau là giúp các thế hệ trẻ có thêm nguồn tư liệu để học hỏi mà càng thêm trân trọng, kính yêu Cụ Hồ".

Vợ ông, bà Hoàng Thị Tứ khuyên ông nghỉ ngơi kẻo đi nhiều lại ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì ông mê quá nên bà cũng đành chiều. Đôi chân người lính năm xưa lại rong ruổi khắp các nẻo đường từ Thừa Thiên - Huế đến Nghệ An để tìm nguồn tư liệu về Bác, gặp lại đồng đội, gặp lại những nhân chứng sống,... gợi chuyện rồi ghi ghi, chép chép...

Hành trình đi sưu tầm chuyện kể về Bác của ông Tuyến cũng lắm gian nan. Có lần ông lặn lội ra Nam Đàn để ghi lại những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ, gặp được một vài nhân chứng sống nhưng ngặt nỗi tuổi cao, trí nhớ kém nên những câu chuyện nghe được từ các nhân chứng ấy cứ ngắt quãng. Phải mất khá nhiều thời gian đi tìm lại những tư liệu liên quan ông mới có được câu chuyện về Bác Hồ thời đi học.

Hay khi nghe bài hát của nhạc sỹ Trần Hoàn kể về một chuyến Bác Hồ về Hà Tĩnh, ông Tuyến lại lên đường, dựa theo những lời trong bài hát để tìm cho được câu chuyện. Có được câu chuyện hấp dẫn, ông Tuyến lại tự tay cắt những trang giấy từ những quyển vở của các cháu học để dư lại, đóng thành cuốn sổ nhỏ có bìa cứng xinh xắn rồi nắn nót từng nét chữ ghi lại.

Ông Tuyến đang nắn nót từng nét chữ chép lại câu chuyện: "Bác Hồ - "trí" và "minh" trong sự nghiệp trồng người" mới sưu tầm được.

Tận mắt tham khảo 76 cuốn sổ tay ghi chuyện kể về Bác của ông Tuyến mới thấy được tình cảm của người cựu chiến binh với lãnh tụ Hồ Chí Minh kính yêu. Trong số những câu chuyện mà cựu chiến binh Trần Minh Tuyến sưu tầm được, ông tâm đắc với câu chuyện về Trung đội trưởng Lê Bá Dương với lời thề bằng máu trước tấm ảnh của Bác trong trận chiến sinh tử tại cao điểm 544 (còn gọi là cao điểm Pulơ nằm ở phía Tây Bắc huyện Cam Lộ): "...Ghi sâu lời Bác dạy, hễ còn tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi. Bác ơi, quyết tâm của chúng con, trách nhiệm của chúng con là giữ chốt…" rồi đưa cho người đồng đội và nói: "Hãy thề với Người! Quyết chiến đấu giữ chốt đến cùng!".

Lê Bá Dương cũng là người đầu tiên mua hết hoa ở chợ thành cổ Quảng Trị thả xuống dòng Thạch Hãn vào ngày 27/7/1987 để tưởng nhớ các chiến sỹ mãi yên nghỉ dưới đáy sông. Từ đó xướng lên phong trào thả hoa vào Ngày Thương binh Liệt sỹ trên dòng sông này...

Còn sống còn tiếp tục sưu tầm

Nguyên là Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Triệu Hải (cũ), đến nay đã 5 năm ông Trần Minh Tuyến làm Bí thư Chi bộ khu phố. Ngay sau khi được các cấp chính quyền phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", ông đã tích cực triển khai các nội dung chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; xây dựng phương hướng phấn đấu của chi bộ và vận động mọi người cùng tham gia.

Mỗi lần sinh hoạt khu phố, ông Tuyến đều có những mẩu chuyện kể về Bác do chính ông sưu tầm được kể cho mọi người cùng nghe. Nhờ vậy đã làm cho cuộc vận động có sức lan tỏa, tác động tích cực đến nhận thức tư tưởng của mỗi người.

Bằng việc làm cụ thể, ông đã vận động các hộ gia đình trong khu phố treo ảnh Bác Hồ. Ông còn tình nguyện bỏ tiền túi ra mua tặng ảnh Bác Hồ cho 20 hộ gia đình chính sách khó khăn, neo đơn trên địa bàn.

Nói về những dự định của mình, ông Tuyến bảo: "Còn sống được ngày nào tôi vẫn tiếp tục đi sưu tầm truyện kể về Bác Hồ và tiếp tục kể cho bà con trong khu phố, cho những người tôi gặp bởi: Có Bác Hồ mới có mình. Tôi sẽ để lại toàn bộ những câu chuyện mình sưu tầm được cho Hội Cựu chiến binh của thị xã để các thế hệ con cháu có điều kiện tìm hiểu về Bác!".

"Cựu chiến binh Trần Minh Tuyến là một người có nhiều hoạt động tích cực trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đặc biệt là việc sưu tầm và kể chuyện về Bác. Tôi đã từng nghe và đọc những câu chuyện ông sưu tầm được và thật sự bị cuốn hút bởi những câu chuyện hấp dẫn, ý nghĩa. Tôi luôn suy nghĩ giá như những câu chuyện đó được đưa vào trường học để các thế hệ trẻ có thêm nguồn tư liệu tìm hiểu về vị lãnh tụ Hồ Chí Minh" - lời ông Nguyễn Viết Nên, Bí thư Thường vụ Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Trị.

 

                                                                      Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tác phong, trang phục tạo nên văn hóa công sở
Bạn đọc xếp hàng xin chữ ký nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Sấn khấu dưới nước.

Sáu người duyệt 25.000 đầu sách?!

Theo thống kê, năm 2008, cả nước đã xuất bản được 25.120 đầu sách với 279,913 triệu bản. Năm 2009, con số này là 24.589 cuốn sách với 273,538 triệu bản, trong khi đó, số chuyên viên đọc lưu chiểu của Cục Xuất bản chỉ vỏn vẹn có 6 người

Kho tàng văn hóa Thái ở Mường Lò

Không quản ngại khó khăn, ông lặn lội mường trên, bản dưới để sưu tầm các cuốn sách cổ của dân tộc mình. Có cuốn, ông bớt ăn, bớt mặc để mua, nhiều cuốn ông được bà con yêu quý tặng lại, vì thế kho sách cổ của ông cứ dần nhiều lên

Trại sáng tác về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc”

Nằm trong khuôn khổ cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007-2010", ngày 20/3, Trại sáng tác văn học lần thứ ba đã được tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Nét mới ở làng văn hoá Tự Do

(HBĐT) - Chúng tôi về xóm Tự Do, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn đúng dịp cán bộ và nhân dân trong xóm đón Bằng công nhận Làng văn hoá cấp huyện.

“Chấm hoa vàng”

Là tên tập thơ Haiku của TS Triết học Hà Thiên Sơn, giảng viên Trường ĐH KHXH-NV TPHCM. Chấm hoa vàng gợi cho người ta nghĩ đến một cái gì đó rất nhỏ nhưng lung linh và lay động tâm hồn nhạy cảm của con người.

Một lần gặp nhà thơ Hữu Loan

- LTS - Nhà thơ Hữu Loan - tác giả bài thơ Màu tím hoa sim nổi tiếng, tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916, vừa tạ thế ngày 18-3-2010 tại quê nhà ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hóa). Ðể tưởng nhớ một nhà thơ đã để lại dấu ấn văn chương sâu đậm trong nhiều thế hệ người đọc, chúng tôi xin giới thiệu bài viết có tính hồi ức của nhà lý luận - phê bình TS Chu Văn Sơn kể về một lần gặp Hữu Loan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục