Mặc dù chỉ là buổi giới thiệu các ban nhạc, các nghệ sĩ của các quốc gia tham dự Liên hoan âm nhạc bộ gõ quốc tế nhưng số lượng khán giả đến xem đông chật sân Viện Goeth. Đây là chương trình chuẩn bị cho chuỗi biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Có thể bởi dư âm của sự thành công trong Liên hoan lần thứ nhất đã tạo nên ảnh hưởng lớn đối với công chúng yêu chuộng âm nhạc gõ.
Các nghệ sĩ Campuchia. |
Các nghệ sĩ đều rất hào hứng biểu diễn, còn khán giả rất phấn khích với mỗi phần biểu diễn độc đáo của các nghệ sĩ. Duy Anh (sinh viên Học viện Âm nhạc VN) cho biết: "Đây là lần thứ 2 tôi tham gia liên hoan quốc tế bộ gõ tại VN. Lần trước thì có rất nhiều bỡ ngỡ và thậm chí sắp đến buổi biểu diễn nhưng có nghệ sĩ không biết sẽ trình diễn những gì, phối hợp ra sao trong đêm diễn vì tất cả đều là sự ngẫu hứng. Vậy nhưng, sự sáng tạo của các nghệ sĩ trong liên hoan lần thứ nhất đã gắn kết, hòa trộn âm nhạc Á - Âu và đó là một liên hoan thành công. Được tham gia liên hoan lần thứ 2, nhóm nhạc Pháo hoa (thuộc Học viện Âm nhạc VN với 4 thành viên) đã cảm thấy tự tin hơn nhiều. Dường như các nghệ sĩ rất dễ hiểu tiếng nói của nhau và âm thanh do bộ gõ mang đến nên kết hợp nhuần nhuyễn hơn". Được hỏi, cái được lớn nhất của những nghệ sĩ VN tham gia chương trình lần này là gì, Duy Anh cho rằng: Đó là kỹ thuật đánh nhạc cụ mới của các nghệ sĩ nước ngoài.
Còn đối với NSND Mai Phương (Khoa Nhạc cụ truyền thống, tham gia với bản hòa tấu tre nứa mang tên Cảm xúc Tây Nguyên) thì đánh giá: "Nhạc cụ gõ của các bạn nước ngoài rất phong phú và độc đáo, tuy nhiên theo tôi thì nhạc cụ gõ của VN vẫn thú vị hơn. Bởi chỉ có nhạc cụ của Việt mới tạo ra giai điệu chứ các nhạc cụ gõ khác chỉ tạo ra những âm thanh".
Hòa tấu tre nứa. |
Nếu các nghệ sĩ VN giới thiệu đến khán giả sự độc đáo của nhạc cụ tre nứa thì các nghệ sĩ Campuchia giới thiệu đến khán giả không chỉ nhạc mà có cả tiếng hát tình tứ, đằm thắm với rất nhiều nhạc cụ: trống, kèn, sáo, nhị... Hai nghệ sĩ người Ý (Pietro Luca Congedo và Fabrizio Rosso) đã khiến khán giả ngạc nhiên khi hòa tấu nhạc điện tử và bộ gõ truyền thống.
Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu đã trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Nhưng để 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm với danh hiệu mà UNESCO vinh danh, còn nhiều việc phải làm.
100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ trình làng và hòa âm trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đúc trống đồng dâng đại lễ do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện.
Giải bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng: Cúp vàng thuộc về đội pháo hoa đến từ nước Pháp
Tôi mượn tựa đề bài báo của một đồng nghiệp, viết về cảm xúc của khán giả Mỹ, trong đó có nhiều cựu chiến binh Mỹ, sau khi xem bộ phim “Đừng đốt” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, dựa theo cuốn Nhật ký của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, chiếu tại New York, Mỹ vào giữa tháng 11/2009, để viết bài báo này.
69 nghệ nhân diều quốc tế đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng 70 nghệ nhân diều trong nước đã có màn trình diễn diều hấp dẫn với hơn 300 con diều thuộc nhiều chủng loại, hình dáng, tạo bầu không khí sôi động, rực rỡ sắc mầu trên suốt chiều dài gần 1 km bờ biển thuộc Khu du lịch Biển Đông.