Ba sắc phong thời Tây Sơn vừa được các nhà nghiên cứu gia phả TP.HCM tìm thấy tại tộc họ Trương ở xã Ðức Hòa, huyện Ðức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Ðây là các văn bản gốc, do tư gia gìn giữ, nhưng đã bị mòn, rách ít nhiều qua thời gian và loạn lạc. Quý nhất có đạo sắc của vua Quang Trung ban cho ông Trương Bao, ấn ký ngày 25 tháng 10 năm Quang Trung thứ 5 (1792), với tước hiệu "Tráng Tiết Tướng Quân Võ Úy Bao Ðức Nam".
Bản sắc vua Quang Trung ban cho ông Trương Bao - Ảnh: Trung tâm gia phả TP.HCM cung cấp |
Hai sắc phong còn lại được ban vào đời vua Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1800), có nội dung gia phong tước hầu và tước bá cho người từng có công đánh giặc dưới triều Tây Sơn, chỉ nêu tước hiệu chứ không nêu tên.
Theo ông Huỳnh Văn Năm - thành viên Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả tại TP.HCM: đây là phát hiện quý giá, các tài liệu sẽ tiếp tục được nghiên cứu để làm sáng tỏ cách tổ chức nhà nước, những tước hiệu, chức sắc dưới thời Tây Sơn.
Theo Báo Tuoitre
Nhằm giúp các thế hệ con cháu biết được quá khứ của cha ông, một dự án dài hơi mang tên Gửi tới mai sau đang được Quỹ Văn hóa Hà Nội và Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội thực hiện. Theo đó, 1.000 vật phẩm tiêu biểu, đặc trưng cho cuộc sống văn hóa, khoa học và công nghệ của xã hội đương đại sẽ được lưu giữ trong một thiết bị đặc biệt, được hạ thổ vào ngày 10/10 tới. 1000 năm sau, các vật phẩm này sẽ được mang ra "giới thiệu" với cháu con. Vấn đề khó khăn hiện nay là chọn vật phẩm nào để gửi tới mai sau!
Triển lãm Những chú thích về một nền văn hoá tưởng tượng của nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia) đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 16 tháng 4 năm 2010. Đây là trưng bày thứ 3 của bà ở Việt Nam và là trưng bày thứ 2 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tài trợ.
Tập sách ghi chép của nhà báo Hồng Khanh "Sáng mãi tình cảm Bác Hồ" vừa được Nhà xuất bản Thanh niên cho ra mắt bạn đọc đầu năm 2010. Cuốn sách được viết dưới dạng "Nhớ lại và suy nghĩ" về những tình cảm của Bác Hồ đối với Hà Nội và tình cảm của quân và dân Thủ đô đối với Bác Hồ và Ðảng kính yêu, qua lời kể của đồng chí Nguyễn Văn Trân, một cán bộ lão thành cách mạng, từng đảm nhiệm các cương vị quan trọng của Ðảng và Nhà nước, nguyên Bí thư T.Ư Ðảng và Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành vừa tổ chức lễ "Khai kim" sản xuất bức tranh "Hồn Thiêng Đại Việt", bức tranh lớn nhất từ trước tới nay của loại hình thêu tay để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi
Sau Mộc bản Triều Nguyễn, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu đã trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Nhưng để 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm với danh hiệu mà UNESCO vinh danh, còn nhiều việc phải làm.