Tượng thần Bodhisattva ngồi, đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Tượng thần Bodhisattva ngồi, đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.

Lần đầu tiên, nước ta tổ chức triển lãm cổ vật cổ đại "Từ châu thổ ra biển lớn", từ 2.2 - 2.5.2010 tại trụ sở của Hội Châu Á ở New York. Bà Melissa Chiu - GĐ Bảo tàng của Hội Châu Á, một trong những đơn vị tổ chức - phát biểu: "Giá như công chúng Mỹ biết đến văn hóa VN sớm hơn...".

Đây là hoạt động tiếp theo sau đợt triển lãm cùng tên tại Bảo tàng Nghệ thuật Houston ở bang Texas, từ ngày 13.9.2009 đến 3.1.2010, do Bảo tàng Nghệ thuật Houston và Hội Châu Á và Bảo tàng New York (Mỹ) phối hợp tổ chức.

Hồn Việt

Ông Cao Huy Hùng - GĐ Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên - Huế, đơn vị có hiện vật tham gia triển lãm cho biết: “Hơn 100 hiện vật có niên đại từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên tới thế kỷ 17, thuộc 10 viện bảo tàng lớn nhất VN, đã được trưng bày trang trọng”.

Triển lãm được chia thành 4 khu. Khu thứ nhất giới thiệu những hiện vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn - Sa Huỳnh, từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên tới thế kỷ thứ hai sau Công nguyên. Đây được coi là “kỷ nguyên vàng” đầu tiên của VN với 2 nền văn minh Đông Sơn ở miền Bắc VN và Sa Huỳnh ở miền Trung.

Nổi bật trong khu trưng bày này là trống đồng, chuông đồng, đồ trang sức bằng đồng và công cụ bằng đồng của văn hóa Đông Sơn và những chiếc bình lớn, đồ trang sức, vũ khí, đồ tùy táng của người Sa Huỳnh.

Khu thứ hai giới thiệu những hiện vật thuộc nền văn minh Đồng bằng sông Cửu Long từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, còn được biết tới với cái tên văn minh Phù Nam, với những hiện vật của nền văn hóa Óc Eo.

Khu thứ ba giới thiệu nghệ thuật Chămpa, từ thế kỷ thứ năm đến thế kỷ 15. Khu thứ tư trưng bày đồ sứ và giới thiệu hoạt động buôn bán và trao đổi của phố cổ Hội An, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.

Bước phát triển mới trong quan hệ Việt - Mỹ

Phát biểu khai mạc triển lãm, bà Melissa Chiu cho biết, khi nói tới VN hầu hết người Mỹ thường chỉ nghĩ tới cuộc chiến tranh của Mỹ ở VN. Vì thế, cuộc triển lãm này sẽ góp phần giới thiệu cho người Mỹ biết tới một khía cạnh khác của VN, đó là lịch sử văn hóa lâu dài của các dân tộc VN.

Bà Vishakha Desai - Chủ tịch Hội Châu Á New York - cho biết, Hội Châu Á đã tiên phong trong nỗ lực giới thiệu văn hoá VN tới công chúng Mỹ. Bà cùng nhiều quan chức khác của hội đã tới VN từ trước khi VN và Mỹ bình thường hóa quan hệ để tìm hiểu khả năng tổ chức các triển lãm và sau nhiều năm, triển lãm đã được tổ chức, đánh dấu một bước phát triển nữa trong quan hệ giữa hai nước.

Đại sứ Bùi Thế Giang - Phó trưởng phái đoàn đại diện VN tại LHQ - cho rằng, đây là một cuộc triển lãm rất ý nghĩa, bởi nó được tổ chức ngay sau khi VN vừa kết thúc nhiệm kỳ hai năm là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và hiện là Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Những hiện vật trưng bày tại triển lãm lần này cũng không chỉ thể hiện bản sắc của dân tộc VN, mà còn cho thấy khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới của các dân tộc VN.
 
“Tin rằng cuộc triển lãm này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết và quan hệ giữa hai dân tộc và hai nước Việt Nam và Mỹ” - Đại sứ nói.

Trong thời gian diễn ra triển lãm, Hội Châu Á đã tổ chức nhiều hoạt động giới thiệu về nghệ thuật, văn hóa và xã hội VN, đồng thời giới thiệu về những bước phát triển lớn trong quan hệ Việt Nam - Mỹ... “Tuy nhiên, ấn tượng hơn cả là các gian hàng trưng bày và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất ở Huế và Hội An. Mặc dù giá bán gấp... 10 lần so với ở VN, nhưng vẫn đắt như tôm tươi” - ông Hùng nói.

                                                                               Theo Báo Laodong

Các tin khác

Khánh thành nhà dài dân tộc Cho Ro
tại xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Không có hình ảnh
Toàn cảnh khu lưu trữ vật phẩm gửi tới mai sau.
Nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia)

Sách mới: Sáng mãi tình cảm Bác Hồ

Tập sách ghi chép của nhà báo Hồng Khanh "Sáng mãi tình cảm Bác Hồ" vừa được Nhà xuất bản Thanh niên cho ra mắt bạn đọc đầu năm 2010. Cuốn sách được viết dưới dạng "Nhớ lại và suy nghĩ" về những tình cảm của Bác Hồ đối với Hà Nội và tình cảm của quân và dân Thủ đô đối với Bác Hồ và Ðảng kính yêu, qua lời kể của đồng chí Nguyễn Văn Trân, một cán bộ lão thành cách mạng, từng đảm nhiệm các cương vị quan trọng của Ðảng và Nhà nước, nguyên Bí thư T.Ư Ðảng và Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Khai kim bức tranh thêu "Hồn thiêng Đại Việt"

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành vừa tổ chức lễ "Khai kim" sản xuất bức tranh "Hồn Thiêng Đại Việt", bức tranh lớn nhất từ trước tới nay của loại hình thêu tay để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thay áo mới cho Bài hát Việt

Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi

Di sản Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám: Chưa hút khách - Vì sao?

Sau Mộc bản Triều Nguyễn, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu đã trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Nhưng để 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm với danh hiệu mà UNESCO vinh danh, còn nhiều việc phải làm.

100 trống đồng “cất tiếng” trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ trình làng và hòa âm trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đúc trống đồng dâng đại lễ do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện.

Giải bắn pháo hoa quốc tế: Người Pháp chiến thắng với chuyện tình Lạc Long Quân-Âu Cơ

Giải bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng: Cúp vàng thuộc về đội pháo hoa đến từ nước Pháp 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục