Mùa phim Tết xem như kết thúc. Các nhà làm phim Việt ngồi tổng kết lại và cảm thấy giật mình, thậm chí hoảng sợ bởi sự thắng - thua quá mỏng manh

Đứng đầu doanh thu các phim mùa chiếu Tết vừa qua là Công chúa teen và ngũ hổ tướng (đạo diễn Lê Lộc). Doanh thu của phim này khiến người trong giới sản xuất phim choáng váng: 26 tỉ đồng. Bộ phim dành cho tuổi teen Những nụ hôn rực rỡ cũng đạt đến ngưỡng 20 tỉ đồng. Bất ngờ nhất là sự thất bại nặng nề của hai bộ phim được bảo chứng bằng hai tên tuổi đạo diễn có nghề: Khi yêu đừng quay đầu lại của Nguyễn Võ Nghiêm Minh và Nhật ký Bạch Tuyết của Lê Bảo Trung.


Cảnh trong phim Công chúa teen và ngũ hổ tướng - bộ phim đạt doanh thu 26 tỉ đồng. Ảnh: C.T.V

Khán giả có là ẩn số?

Bỏ qua các đạo diễn điện ảnh thực thụ, đạo diễn Lê Lộc vốn nổi tiếng một thời với những phim video hài được gọi là “mì ăn liền” đã làm nên “cơm cháo” cho nhà sản xuất phim Phước Sang chỉ bằng bộ phim mà người trong giới cũng như báo chí gọi là phim tấu hài.

Nhà sản xuất phim Những nụ hôn rực rỡ thật sự hú hồn, tránh được sự lỗ lã khi doanh thu phim này vượt lên được con số 20 tỉ đồng trước sức công phá dữ dội của Công chúa teen và ngũ hổ tướng, nhờ dư âm của tên tuổi Nguyễn Quang Dũng liên tục được ghi dấu qua một loạt phim dành cho tuổi teen trước đó.

Lâu nay những người làm phim chiếu Tết vẫn bảo nhau rằng cứ làm phim có chất hài là thắng. Điều đó chỉ đúng một nửa. Rõ ràng phim Nhật ký Bạch Tuyết đầy chất hài hước đó thôi nhưng vẫn cứ thất bại.

Một nhà sản xuất nhiều kinh nghiệm hiện nay đúc kết rằng phim Việt đang đứng ở lưng chừng khán giả. Bình dân cũng chưa tới mà đẳng cấp nghệ thuật cũng chưa tới nên bên nào cũng chê.

Vậy Công chúa teen và ngũ hổ tướng ăn khách nhờ đâu? Trước hết là nhờ dàn diễn viên hài nổi tiếng tham gia, đặc biệt là Hoài Linh cùng với ca sĩ sao của thế giới tuổi teen: Bảo Thy. Có thể nói Phước Sang đã rất khôn ngoan khi xác định khán giả của mình là giới bình dân, những người đang là fan của danh hài Hoài Linh đang chiếm số đông. Hoài Linh lên phim đồng nghĩa với việc Phước Sang đã có trong tay hàng trăm ngàn khán giả sẵn sàng mua vé đến rạp để xem Hoài Linh diễn trên phim như thế nào mà không cần quan tâm đến đẳng cấp đạo diễn. Kể cả những khán giả teen ái mộ Bảo Thy cũng náo nức đến xem phim có thần tượng của mình đóng trong tâm thế như vậy.

Chưa với tới khán giả điện ảnh?


Điện ảnh VN mỗi năm chỉ thực sự “sống” (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) vào mùa Tết. thực tế đó đã duy trì từ nhiều năm qua, đến nay vẫn không thay đổi. Trước mỗi mùa Tết, các nhà làm phim lại vắt óc tìm đề tài cho phim Tết năm sau bởi chỉ cần dự báo sai một ly là mất tiền tỉ. Đề tài không hấp dẫn, đối tượng khán giả nhắm tới không đúng xem như tiền tỉ đổ sông đổ biển. Phương án chắc ăn nhất mà một số nhà làm phim thường ứng dụng là đo khán giả xem phim của Tết năm nay để định đề tài, ê kíp thực hiện cho năm sau. Kinh nghiệm này đã được Phước Sang áp dụng và thành công sau phim Huyền thoại bất tử thất bại nặng về mặt doanh thu trong mùa Tết năm trước để có Công chúa teen và ngũ hổ tướng cho mùa Tết vừa qua.

Các nhà làm phim cũng đau đầu khi đi tìm lời giải về khán giả. Có phải khán giả đến với Công chúa teen và ngũ hổ tướng là khán giả điện ảnh của Việt Nam không? Và nếu đó là đối tượng khán giả bảo đảm cho nhà đầu tư được bảo toàn vốn thậm chí có lãi, buộc các nhà đâu tư đua nhau sản xuất phim theo hướng đó thì đây quả là điều đáng sợ cho sự sống còn của điện ảnh Việt Nam. Như vậy, nỗ lực của các nhà sản xuất muốn có những tác phẩm điện ảnh đúng nghĩa cho phim Việt sẽ sớm bị dập tắt.


Bằng chứng là năm ngoái, nhà sản xuất Phước Sang nỗ lực “đổi món” và “nâng cấp” thị hiếu người xem bằng tác phẩm tình cảm võ thuật Huyền thoại bất tử, được thực hiện bởi một ê kíp làm phim có nghề: đạo diễn Lưu Huỳnh và diễn viên chính: Dustin Nguyễn. Rốt cuộc, phim lại chỉ đạt hiệu quả về mặt nghệ thuật với 5 giải Cánh diều vàng, còn ở khía cạnh thương mại hoàn toàn lép vế trước Đẹp từng centimet, Giải cứu thần chết.

Năm nay, nhà sản xuất Thiên Ngân lại mạnh dạn đầu tư cho sản phẩm của mình bằng một câu chuyện mang màu sắc liêu trai: Khi yêu đừng quay đầu lại cùng với bàn tay sáng tạo của một đạo diễn có tên tuổi thuộc hàng đẳng cấp quốc tế: Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Đây là một cố gắng của hãng này trong việc đa dạng hóa thể loại phim Tết và góp phần nâng dần thị hiếu khán giả phim Tết. Khi yêu đừng quay đầu lại có hình ảnh rất đẹp, đạt chuẩn quốc tế nhưng lại không “ăn” như mong đợi.


Hiện nay, số lượng khán giả am hiểu, biết thưởng thức nghệ thuật điện ảnh đến rạp xem phim quanh năm là rất đông nhưng chủ yếu xem phim nước ngoài. Đây là đối tượng khán giả lý tưởng nhất mà phim Việt chưa với tới được.

 

                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Tượng thần Bodhisattva ngồi, đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Khánh thành nhà dài dân tộc Cho Ro
tại xã Phủ Lý, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
Không có hình ảnh
Toàn cảnh khu lưu trữ vật phẩm gửi tới mai sau.

Tưởng tượng ra cả một nền văn hóa

Triển lãm Những chú thích về một nền văn hoá tưởng tượng của nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia) đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 16 tháng 4 năm 2010. Đây là trưng bày thứ 3 của bà ở Việt Nam và là trưng bày thứ 2 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tài trợ.

Sách mới: Sáng mãi tình cảm Bác Hồ

Tập sách ghi chép của nhà báo Hồng Khanh "Sáng mãi tình cảm Bác Hồ" vừa được Nhà xuất bản Thanh niên cho ra mắt bạn đọc đầu năm 2010. Cuốn sách được viết dưới dạng "Nhớ lại và suy nghĩ" về những tình cảm của Bác Hồ đối với Hà Nội và tình cảm của quân và dân Thủ đô đối với Bác Hồ và Ðảng kính yêu, qua lời kể của đồng chí Nguyễn Văn Trân, một cán bộ lão thành cách mạng, từng đảm nhiệm các cương vị quan trọng của Ðảng và Nhà nước, nguyên Bí thư T.Ư Ðảng và Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Khai kim bức tranh thêu "Hồn thiêng Đại Việt"

Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Công ty TNHH XNK thủ công mỹ nghệ Đông Thành vừa tổ chức lễ "Khai kim" sản xuất bức tranh "Hồn Thiêng Đại Việt", bức tranh lớn nhất từ trước tới nay của loại hình thêu tay để chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thay áo mới cho Bài hát Việt

Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi

Di sản Bia Tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám: Chưa hút khách - Vì sao?

Sau Mộc bản Triều Nguyễn, 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu đã trở thành Di sản tư liệu thế giới thứ hai của Việt Nam thuộc chương trình Ký ức thế giới của UNESCO. Nhưng để 82 tấm bia Tiến sĩ Văn Miếu xứng tầm với danh hiệu mà UNESCO vinh danh, còn nhiều việc phải làm.

100 trống đồng “cất tiếng” trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ trình làng và hòa âm trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đúc trống đồng dâng đại lễ do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục