Trẻ em rất cần có điểm vui chơi lành mạnh, bổ ích

Trẻ em rất cần có điểm vui chơi lành mạnh, bổ ích

(HBĐT) - Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trong một vài năm trở lại đây tăng đột biến với những nguyên nhân chủ yếu như ngã, tai nạn giao thông, đuối nước….

 

Từ 44 trẻ bị thương tích năm 2005 đã tăng lên 601 trẻ năm 2009. Đây là những con số biết nói cho thấy sự quan tâm, đầu tư những điểm vui chơi cho trẻ trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế. Câu hỏi về điểm vui chơi cho trẻ khi dịp hè đang đến gần dường như vẫn chưa có lời giải đáp.

 

Thiếu trầm trọng sân chơi cho trẻ em

 

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là đến kỳ nghỉ hè, thời gian các em được vui chơi, “xả hơi” sau một năm học. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian mà nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng vì không biết tìm cho con em mình điểm vui chơi nào an toàn, lành mạnh. Hiện tại, theo thống kê của Sở LĐ - TBXH, toàn tỉnh mới chỉ có 12 điểm vui chơi cho trẻ. Vì vậy mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp cảnh trẻ em chạy nhảy, nô đùa, chơi các trò chơi bóng đá, cầu lông, nhảy dây ngay trên đường, ngõ xóm. Chị Đoàn Thị Mến - Phường Hữu Nghị (TP Hoà Bình) lo ngại: “Nhà tôi gần đường, nên lúc nào cũng phải canh chừng cậu con trai 4 tuổi. Nhưng có phải lúc nào vợ chồng chị cũng để mắt đến được đâu, vì còn bận rộn với công việc. Giá mà có điểm vui chơi dành cho các cháu thì chúng tôi sẽ yên tâm hơn”.

 

Với cháu Hoàng Tiến Đạt 15 tuổi (TP Hoà Bình) thì con đường của tổ 13 phường Đồng Tiến là nơi đá bóng hàng ngày. Được hỏi đá bóng như vậy sẽ rất nguy hiểm, tại sao không đến sân vận động hay nhà văn hoá để chơi, cháu nói: “Sân vận động thì phải đi xa, mà chúng cháu có đến cũng ít khi thấy ở đó mở cửa, tổ cháu chưa có nhà văn hoá. Chúng cháu chẳng còn điểm chơi nào khác”. Còn tâm sự của cháu Bùi Huyền Trang (phường Phương Lâm) cũng là tâm sự chung cho các bạn cùng trang lứa: Cung Thiếu nhi bây giờ có vẻ như không còn phù hợp với lứa tuổi của chúng cháu. Trung tâm hoạt động Thanh Thiếu nhi tỉnh lại xa, muốn sinh hoạt ở đó phải có bố, mẹ đưa đón rất bất tiện”. Không có điểm vui chơi tập chung, gần nhà nhiều em đành phải chọn giải pháp là… ở trong nhà xem hoạt hình và chơi điện tử.

 

Không riêng gì thành phố Hoà Bình mà nhiều huyện trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp phải tình trạng trên. Ngoài các điểm vui chơi như nhà văn hoá, sân vận động của huyện của xã, thị trấn thì các em không có điểm vui chơi tập trung nào. Trên thực tế, không phải xóm, bản nào cũng có nhà văn hoá, sân thể thao lại càng ít. Hơn nữa, các nhà văn hoá lại hoạt động không thường xuyên, mà thường được mở cửa vào các dịp lễ, tết. Thêm vào đó, cơ sở vật chất còn hạn chế nên không hấp dẫn thiếu nhi trên địa bàn. Không có chỗ chơi tập chung,  ổn định, không người quản lý, định hướng chơi nên các em dễ sinh ra chơi bời, lãng phí thời gian.

 

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý thì: “Việc thiếu sân giải trí sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của các em. Thiếu hoạt động thể lực dẫn tới thể lực kém. Thiếu hoạt động thư giãn hợp lứa tuổi lại khiến các em mất đi tính hồn nhiên. Ngoài ra, thiếu sân chơi lành mạnh cũng mang đến nguy cơ dễ tiếp cận với các văn hóa phẩm có nội dung xấu, nhất là trong tình trạng nhiều gia đình quản lý con em còn lỏng lẻo”.

 

Và thực trạng các điểm vui chơi

 

Qua tìm hiểu thực tế, hầu hết các điểm vui chơi chỉ thực sự hiệu quả ở thời gian đầu khi mà các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng chưa xuống cấp. Còn 2, 3 năm gần đây, các điểm vui chơi dường như không còn thu hút được các em, thậm chí có những nơi chưa hoàn thành đã bị phá để xây dựng một công trình mới.

 

Anh Bùi Văn Thoa, Bí Thư Đoàn xã Tân Phong (Cao Phong) cho biết: 8/8 xóm thành lập được Câu lạc bộ Suối Hoa nhờ vào vốn của Dự án Childfun. Các CLB được đặt tại Nhà văn hoá xóm. Mỗi CLB được đầu tư tủ sách (30 - 35 đầu sách), dụng cụ thể thao (2 bộ cầu lông, 2 quả bóng đá); các bộ cờ vua, cờ tướng… Bên cạnh đó, hàng năm vào các dịp tết Trung thu, Tết Thiếu nhi tổ chức Childfun tài trợ kinh phí tổ chức các trò chơi dân gian, giao lưu văn hoá văn nghệ. Với các hoạt động vui chơi bổ ích, hấp dẫn đã thu hút được 100% trẻ em trên địa bàn tham gia sinh hoạt, tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích. Nhưng 2 năm trở lại đây, các CLB đã không còn phát huy được khả năng tập hợp, thu hút thành viên tham gia. Anh Thoa tiếc nuối: Mấy năm gần đây, khi các trang thiết bị, dụng cụ thể thao hư hỏng không sử dụng được, các đầu sách được luân chuyển và đọc hết nên các CLB không còn hấp dẫn với các em nữa. Để khắc phục tình trạng này, CLB đã có quy định thu 500 đồng/em/tháng lấy kinh phí bổ sung sách, báo, dụng cụ thể thao… nhưng không thực hiện được. Cũng vì nhận thức của một vài phụ huynh vẫn chưa quan tâm đến nhu cầu vui chơi lành mạnh của con em mình.

 

Tại xã Toàn Sơn (Đà Bắc), cách đây 3 năm, Chi cục DS - KHHGĐ đã đầu tư 30 triệu đồng xây dựng điểm vui chơi tại xóm Phủ. Điểm vui chơi đó có cầu trượt, đu quay, xích đu... Thời gian đầu, mỗi lần đi học về các em lại hào hứng rủ nhau đến đó vui chơi. Tuy nhiên, tại đó không có người quản lý, không được bảo quản nên các trò chơi đều đã hư hỏng. Giờ đây, điểm vui chơi đó chỉ còn là một bãi đất bỏ hoang, ít người lui tới.  

 

Còn ở thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ), kế hoạch xây dựng điểm vui chơi cho trẻ mới chỉ được hoàn thành tường bao. Theo ông Đào Mạnh Thoa, Chủ tịch UBND Thị trấn cho biết: Từ nguồn ngân sách của huyện, thị trấn được đầu tư xây dựng điểm vui chơi, nhưng vì địa điểm đó thiếu bóng mát cho các cháu nên công trình phải dừng lại. Địa điểm đó bây giờ đã bị phá và xây dựng một công trình mới.  

 

Trao đổi với chúng tôi quanh vấn đề này, ông Bùi Đức Kiệm, Phó Giám đốc Sở LĐ - TBXH cho biết: Lâu nay, nói đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, chúng ta vẫn nhắc tới việc tạo sân chơi, xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ. Nhưng trên thực tế, những điểm vui chơi, giải trí cho các em còn quá ít ỏi. Để có một sân chơi nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ thì không thể giải quyết trong một sớm một chiều. Việc quy hoạch và xây dựng các công trình vui chơi, giải trí cần mang tính chiến lược lâu dài, phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận nhân dân. Như vậy, đã đến lúc phải có những giải pháp đồng bộ trong việc xây dựng sân chơi cho trẻ em xứng tầm với sự phát triển KTXH của địa phương. Trong những năm tới, rất cần sự vào cuộc của các ban, ngành chức năng và địa phương để huy động nguồn lực, ưu tiên xây dựng các công trình khu vui chơi tại cộng đồng dân cư nhằm tạo điều kiện cho trẻ em có nơi vui chơi phù hợp. Đặc biệt, cần phát huy hơn nữa vai trò xã hội hoá trong đầu tư xây dựng điểm vui chơi giải trí ở thôn, xóm, khu dân cư. 

 

                                            Hồng Nhung

 

Các tin khác

Tái hiện lịch sử dựng xây đất nước của cha ông
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chiến sĩ đảo Đá Lớn, quần đảo Trường Sa, canh gác cho sự bình yên của biển đảo Tổ quốc.

Thi viết về sự hy sinh thầm lặng của người thầy thuốc

Ngày 22-4, Báo Sức khỏe và Ðời sống phát động Cuộc thi viết về những người thầy thuốc với chủ đề "Sự hy sinh thầm lặng". Cuộc thi nhằm kịp thời ghi nhận và tôn vinh những đóng góp cao quý của các thế hệ thầy thuốc Việt Nam, những người đang ngày đêm chiến đấu để chiến thắng bệnh tật, giành lại sự sống và sức khỏe cho người bệnh. Sự hy sinh ấy đang diễn ra từng ngày, ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ biên giới tới hải đảo, từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa... Ðồng thời động viên, khuyến khích và phát huy bản chất tốt đẹp, làm đẹp thêm hình ảnh người chiến sĩ áo trắng trong tâm trí mỗi người dân.

Về Ninh Thuận thăm xứ sở xương rồng đỏ

(HBĐT) - Rời chiếc nôi của nền văn hoá Hoà Bình với những hang động, cổ vật ngàn năm tuổi, những làn điệu dân ca đằm thắm, trữ tình của các dân tộc vùng Tây bắc, những người làm báo Hoà Bình chúng tôi háo hức vượt qua chặng đường hàng nghìn cây số để đến với Ninh Thuận, xứ sở xương rồng đỏ, nơi có những tháp Chàm và văn hoá Chăm độc đáo.

Hội ngộ các “ông đồ” Việt Nam lần thứ nhất

Ngày 21/4, tại cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cuộc hội ngộ các “ông đồ” Việt Nam lần thứ nhất đã diễn ra, đồng thời cũng là dịp hội ngộ các kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 19.

Sắc đẹp vào mùa thi

Các giải thưởng đưa ra cao ngất ngưởng để thu hút thí sinh dự thi, nhưng chất lượng thí sinh sẽ không cao vì cùng lúc diễn ra hai cuộc thi

Nhóm cascadeur Quốc Thịnh: Sẽ hết mình trong “Đêm huyền thoại”

Đó là lời khẳng định đầy quyết tâm của anh Nguyễn Quốc Thịnh, đạo diễn – chỉ đạo võ thuật đồng thời là trưởng nhóm cascadeur Quốc Thịnh. Đây là nhóm cascadeur đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện các pha trình diễn võ thuật, nhào lộn, đu dây… trong hầu hết các hoạt cảnh tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc tại gala “Đêm huyền thoại” do Báo SGGP tổ chức sắp tới…

Nhạc sĩ khiếm thị Hà Chương: Cuộc sống thôi thúc tôi sáng tác

Cũng có lần thấy nản lòng và chùng bước nhưng có lẽ niềm đam mê âm nhạc và sáng tác trong tôi lớn quá nên tôi vững tin và không ngừng cố gắng, nhạc sĩ Hà Chương tâm sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục