Giữa làn sóng tràn vào Việt Nam của các tác phẩm âm nhạc, văn học nước ngoài, ý tưởng đưa tác phẩm của Việt Nam ra nước ngoài cũng bắt đầu được chú ý. Nhưng cũng từ đây, nhiều vấn đề đã phát sinh, như việc chuyển ngữ để khán giả, bạn đọc nước ngoài dễ tiếp nhận. Tuy nhiên, ở khâu đầu tiên này cũng nảy sinh những rắc rối liên quan đến bản quyền, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về luật để có thể quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.

 

Đức Tuấn - một trong những ca sĩ trình diễn ca khúc Việt Nam bằng tiếng Anh. Ảnh: AN DUNG

Nhạc sĩ Việt dễ tính!

Lâu nay một số ca sĩ đã chuyển lời ca khúc Việt Nam sang nhiều ngôn ngữ, nhất tiếng Anh và tiếng Nhật với mục đích giới thiệu cho bạn bè thế giới biết về âm nhạc Việt Nam.

Những ca khúc được chọn chuyển sang tiếng nước ngoài thường có một vị trí nhất định trong làng âm nhạc nước nhà hoặc là những ca khúc đang ăn khách, được nhiều khán giả yêu mến.

Có thể điểm sơ qua như: Mỹ Linh từng trình bày bằng tiếng Anh ca khúc Hương ngọc lan (sáng tác Anh Quân), Hát cho hành tinh xanh (Huy Tuấn); Hồng Nhung với một số ca khúc của nhạc sĩ Dương Thụ; Đức Tuấn có Chúc ngủ ngon (Xuân Nghĩa), Hương xưa (Cung Tiến); Thu Minh có Nhớ anh (Kỳ Phương); Hồng Hạnh có Đêm đông (Nguyễn Văn Thương) và nhiều ca khúc Việt Nam khác được chị chuyển lời sang tiếng Nhật …

Tuy nhiên, việc chuyển lời sang tiếng Anh các ca khúc Việt Nam chỉ được coi là một thử nghiệm để thăm dò thị trường. Với những ca sĩ được mời tham gia một liên hoan âm nhạc quốc tế nào đó, họ thường chủ động chuẩn bị chuyển ngữ sang tiếng Anh một ca khúc Việt Nam thuộc sở trường của mình, vừa giúp bạn bè quốc tế hiểu được ý nghĩa bài hát, vừa đủ tự tin để phô diễn tài năng, chất giọng.

Chuyển lời ca khúc từ tiếng Việt sang tiếng Anh chưa phải là nhu cầu bức bách với các ca sĩ nhưng trong thời buổi hội nhập, có một vài ca khúc hát bằng tiếng Anh “lận lưng” đang rất được các ca sĩ, đặc biệt là ca sĩ trẻ ưa chuộng. Thường thì ca sĩ nhờ ai đó chuyển ngữ, có người xin phép tác giả tử tế, nhưng cũng có người thích bài nào tự ý chuyển sang tiếng Anh và hát.

Nhạc sĩ Quốc Bảo nhận định: “Tôi có nhiều bài hát được chuyển sang tiếng Anh, phần lớn họ cũng có xin phép tôi nhưng không hiếm trường hợp họ tự chuyển, sau này do tình cờ tôi mới biết. Vì không kiểm soát được chuyện này nên tôi đành chịu”.

Nhiều ca sĩ thẳng thắn cho biết, khi đặt vấn đề với các tác giả, hầu hết các nhạc sĩ rất vui, không làm khó gì, không đòi hỏi gì bởi họ thấy bài hát mình được phổ biến ra nước ngoài cho nhiều người biết, thế là tốt rồi.

Ca sĩ Hồng Hạnh cho rằng: “Trước khi dịch bài nào đó tôi đều hỏi xin tác giả. Nếu dùng vào mục đích kinh doanh, nhất định mình phải trả tiền bản quyền cho tác giả rồi, vấn đề là thỏa thuận giữa hai bên thế nào mà thôi”.

Thu Minh, Hồng Nhung là các ca sĩ thường biểu diễn ca khúc Việt Nam bằng tiếng Anh. Ảnh: AN DUNG

Mới đây, một nhóm bạn trẻ thành lập hẳn một website với mục đích: chuyên dịch sang tiếng Anh những ca khúc Việt Nam nổi tiếng và bài hát mở đầu là ca khúc Dư âm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Theo Vân Anh – Trưởng nhóm, thông qua trang web này, nhóm muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế những ca khúc hay nhất của Việt Nam.

Vấn đề đặt ra ở đây chính là chuyện tự ý dịch các bài hát Việt Nam sang tiếng Anh liệu có vi phạm bản quyền. Nếu người dịch có xin phép và được sự đồng ý của tác giả thì không sao, nhưng liệu ai là người thẩm định để biết độ chính xác của bản tiếng Anh ấy? Chưa nói đến việc người này dịch được, người khác cũng dịch được, thế là một ca khúc rất có thể có tới vài phiên bản tiếng Anh khác nhau.

Hầu hết các nhạc sĩ hiện đều không đặt nặng vấn đề bản quyền với những ai có ý định chuyển thể bài hát của họ sang tiếng Anh (hoặc bất cứ một ngôn ngữ nước ngoài nào đó). Với suy nghĩ, người ta có yêu thích bài hát của mình mới tìm cách dịch sang tiếng nước ngoài để tiếp cận được nhiều công chúng hơn, nên các nhạc sĩ thường dễ dàng bỏ qua mà không đòi hỏi gì. Các cơ quan chức năng cũng khó có thể can thiệp khi chính các tác giả không có phản ứng và kiện cáo về chuyện bản quyền với những trường hợp này.

Khó khăn hơn với văn học

>> Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền cho biết: “Việc dịch thuật dù có hay không vì mục đích thương mại của một tác phẩm nằm trong phạm vi của Luật Sở hữu trí tuệ đều phải được sự cho phép của tác giả hay người sở hữu hợp pháp tác phẩm đó. Việc tự ý dịch thuật là vi phạm pháp luật, tác phẩm dịch sẽ không được bảo vệ trước pháp luật”.

Trong khi đó việc dịch thuật văn học Việt Nam sang tiếng nước ngoài lại không thuận lợi như ở mảng âm nhạc. Trở ngại đầu tiên chính là tính phức tạp về ngôn ngữ của các tác phẩm. Nếu âm nhạc khi dịch thuật người ta né các tác phẩm nặng về ngôn từ để lựa chọn dịch những tác phẩm có ngôn từ đơn giản thì trong văn học vấn đề đi ngược lại.

Khi chọn dịch tác phẩm văn học, người ta lại thường chọn dịch những tác phẩm thuộc dạng kinh điển nhằm giới thiệu về nền văn học của quốc gia đó. Văn học Việt Nam có thơ của Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương… Các tác phẩm hiện đại được chọn cũng là của những nhà văn thành danh như Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải… Nhưng việc chuyển ngữ các tác phẩm này rất khó khăn, thậm chí ngay cả với dịch giả chuyên nghiệp.

Không ít những sự cố dịch thuật đã xảy ra như trên một tạp chí thơ khá danh tiếng của Mỹ, câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” trong bài Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương vốn đầy ẩn ý lại được dịch thô thiển thành “Bàn tay nhào nặn em rắn và thô”! Mùa lạc của Nguyễn Khải ngoài nghĩa đen còn có nghĩa bóng là mùa của vui vẻ, hạnh phúc lại được dịch cụ thể thành Mùa thu hoạch lạc!

Chính vì thế, các nhà văn khi đề cập đến việc dịch thuật tác phẩm của mình ra tiếng nước ngoài thì bên cạnh việc vui mừng lại còn thêm sự lo lắng về chất lượng dịch có thể khiến bạn đọc hiểu sai cả tác phẩm. Do đó, các nhà văn thường quan tâm về vấn đề bản quyền dịch hơn các nhạc sĩ. Điển hình như trường hợp dịch giả Nhật Kato Sakae, chị tìm thấy tác phẩm Mắt biếc của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh một cách tình cờ nhưng để dịch và xuất bản, chị phải qua Việt Nam trực tiếp làm việc với nhà văn. Và cũng vì lý do chất lượng dịch mà hầu hết các nhà văn đều không mấy ủng hộ ý tưởng mở trang web dịch các tác phẩm văn học để phổ biến như tác phẩm âm nhạc, trừ khi việc dịch thuật có sự trao đổi trực tiếp với tác giả.

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Ký ức chiến tranh của một nữ nhà văn

Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".

Bảo tồn di sản văn hóa ở Hà Nội trong qui hoạch mới

Mở rộng Hà Nội là cơ hội để bảo tồn di tích từ việc giãn dân, có thêm vùng văn hóa truyền thống như Hương Sơn, để phát huy giá trị của Thủ đô.

Triển lãm "Các dân tộc Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước"

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chào mừng Ðại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2010 được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm "Các dân tộc Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước" từ ngày 9 đến 14-5 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Vân Hồ, Hà Nội).

Nhà văn Hoàng Công Khanh: Mang cái 'rủi may' về trời

Sinh ra trong một gia đình trí thức, Đoàn Xuân Kiều (tên thật của Hoàng Công Khanh) tốt nghiệp tú tài triết học Pháp toàn phần, nhưng có niềm say mê đặc biệt với ngôn ngữ Hán Nôm nên đã tự mày mò học bộ môn này. Ông đọc nhiều sách và tự nhận mình bị “nhiễm” văn hóa của Pháp và Trung Quốc một cách sâu sắc. Ngày đi học ông cũng tập tành viết lách, đơn giản chỉ vì niềm vui thích chứ không ngờ đó lại là cái nghiệp gắn với mình suốt đời.

"Điện Biên Phủ nhìn từ phía bên kia" đến Pháp

Hơn nửa thế kỷ sau chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên độc giả Pháp được biết đến những câu chuyện sinh động, cụ thể và cảm động được kể lại bởi chính những "nhân chứng của đối phương" - những người đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Hoàng Cầm đi về phía rạng đông

Ông là một trong số ít thi sĩ lớn sống hết với thơ, trang trọng đặt thơ cao hơn chính bản thân mình, bất chấp hoàn cảnh

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục