Danh chiếm bảng vàng là kịch bản chèo của TS. Trần Đình Ngôn viết trong Cuộc vận động sáng tác về đề tài "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" và "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Bộ VHTT&DL phát động, kịch bản đã được tặng giải Nhì. Tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 12/2009, kịch bản được Đoàn chèo Bắc Giang dàn dựng đã đoạt Huy chương bạc cho vở diễn, 2 Huy chương vàng và 3 Huy chương bạc cho diễn viên. PV báo SK&ĐS đã có cuộc trò chuyện với TS, nhà viết chèo Trần Đình Ngôn.

 Xin ông cho biết từ cảm hứng nào mà ông sáng tác kịch bản chèo Danh chiếm bảng vàng?

Nhân sự kiện trọng đại của dân tộc, tôi đã bỏ nhiều thời gian lần tìm những đề tài cụ thể trong mảng đề tài rộng lớn "1000 năm Thăng Long - Hà Nội". Một hôm, đọc lại tập Văn bia Hà Nội và đọc kỹ bài ký của cụ Thân Nhân Trung khắc trên tấm bia tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu, tôi nghĩ có thể viết một kịch bản chèo  về cụ Thân Nhân Trung với chủ đề "hiền tài là nguyên khí quốc gia". Sau đó lại có thêm nguyên cớ nữa là Đoàn chèo Bắc Giang mời viết về danh nhân văn hóa Bắc Giang. Thế là Trưởng đoàn, NSƯT Trần Thông và tôi rất nhanh chóng đi tới sự thống nhất và ký luôn hợp đồng sáng tác.

- Vở diễn ra đời lúc này là rất kịp thời khi mà 82 văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu vừa được Unesco trao bằng chứng nhận là Ký ức thế giới. Thế nhưng được biết, ban đầu, kịch bản của ông lấy cảm hứng từ chủ đề "hiền tài là nguyên khí quốc gia", nhưng sau khi viết xong, ông lại chuyển sang chủ đề "chống gian lận trong thi cử". Vì sao vậy?

 Một cảnh trong vở Danh chiếm bảng vàng.

Chủ đề tôn vinh hiền tài, đào tạo bồi dưỡng, sử dụng hiền tài được nhiều tác phẩm của các đồng nghiệp đề cập tới. Riêng tôi, trong vở Thần đồng đất Việt (viết về Trạng Hiền) do Nhà hát chèo Nam Định dàn dựng từ năm 2003 đã đề cập thêm một vấn đề nữa là phải bảo vệ hiền tài, bởi hiền tài thường bị kẻ ác kìm nén, thậm chí là giết hại.

Lần này, quá trình cấu tứ đề cương kịch bản, tôi lại thấy một vấn đề khác cần phải đề cập tới: tôn vinh để khích lệ hiền tài là quốc sách, nhưng phải tôn vinh cho đúng, chớ để con cháu muôn đời phải tôn vinh, thờ phụng những người do gian lận trong thi cử mà đỗ đạt cao, chẳng những "danh chiếm bảng vàng" mà còn leo lên những chức quan cao "cưỡi đầu thiên hạ" làm hại cho dân, cho nước. Mặt khác, xã hội càng coi trọng việc tôn vinh hiền tài thì càng lắm kẻ bất tài nhưng háo danh, vụ lợi tìm mọi cách để được tôn vinh. Thói xấu đó cũng cần phê phán. Vì vậy, kịch bản chèo này đã chuyển hướng sang chủ đề chống gian lận trong thi cử và ca ngợi đức thanh liêm, trung thực và kiên quyết chống gian lận trong thi cử với trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc của quan Hàn lâm thừa chỉ Thân Nhân Trung.

- Trong lịch sử, danh nhân văn hóa Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm 1469 là một đại thần rất được vua Lê Thánh Tông tín nhiệm. Ông đã soạn một bài ký ghi trên văn bia đại ý khẳng định vai trò của kẻ sĩ đối với nước nhà, tác dụng của văn bia và lời răn đe những kẻ sĩ sa đọa. Bởi vậy sau khi Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trực tiếp vở diễn (10/4/2010), nhiều người tâm đắc với chủ đề chống cái xấu, ca ngợi sự trung thực và thanh liêm của kẻ sĩ. Ông có hài lòng với bản diễn của Đoàn chèo Bắc Giang?

Sau hội diễn và sau khi vở diễn phát sóng trên truyền hình, tôi đã nhận được nhiều cuộc điện thoại chúc mừng của anh em bầu bạn. Cũng có người còn chưa thật hài lòng về nghệ thuật xử lý đài từ hay đôi chỗ vào hát còn chưa ngọt, nhưng nhìn tổng thể là một vở diễn có duyên, có sức hấp dẫn. Riêng tôi, tôi rất hài lòng và biết ơn sự cộng tác đầy sáng tạo của đạo diễn, NSND Bùi Đắc Sừ, nhạc sĩ Đăng Toàn, họa sĩ Hồng Long cùng các nghệ sĩ, diễn viên Đoàn chèo Bắc Giang.

- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi thân mật này!

                                                                                         Theo Dantri

Các tin khác


Trúc Diễm (ngoài cùng bên trái) cùng các người đẹp thế giới tham dự Miss Earth 2007 tại Nha Trang
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Cửu thác Tú Sơn - Danh thắng đất Mường

(HBĐT) - Cửu Thác Tú Sơn hay còn gọi là khu thác 9 tầng nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi rộng 120 ha ở trên độ cao 1.300 m so với mực nước biển, có thiên nhiên hùng vĩ mây nước và nên thơ gắn liền với những sự tích đậm chất văn hóa dân tộc thực sự là danh thắng đất Mường làm ngân ngơ, quyến luyến lòng người.

Hoàn thành biên soạn bộ Bách khoa thư Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị biểu dương tinh thần làm việc nhiệt tình, vượt khó, trí tuệ tâm huyết của các nghiên cứu, nhà khoa học tham gia biên soạn, hoàn thiện công trình Bách khoa thư Hà Nội, góp phần phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Dịch tác phẩm Việt: Rắc rối bản quyền, chuyển ngữ

Giữa làn sóng tràn vào Việt Nam của các tác phẩm âm nhạc, văn học nước ngoài, ý tưởng đưa tác phẩm của Việt Nam ra nước ngoài cũng bắt đầu được chú ý. Nhưng cũng từ đây, nhiều vấn đề đã phát sinh, như việc chuyển ngữ để khán giả, bạn đọc nước ngoài dễ tiếp nhận. Tuy nhiên, ở khâu đầu tiên này cũng nảy sinh những rắc rối liên quan đến bản quyền, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về luật để có thể quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.

Ký ức chiến tranh của một nữ nhà văn

Theo nghề y từ khi ở chiến khu cho tới thời bình, nên chị cầm bút rất muộn. Lúc đầu chỉ dự tính viết lại những kỷ niệm về cuộc chiến tranh mà chị là người trong cuộc, không ngờ đó là tác phẩm văn học đầu tay dẫn dắt chị đến với nghiệp văn và đã có ba tập tiểu thuyết "Cô y tá nhỏ", "Nội tuyến", "Sóng ngầm phố núi" và tập truyện ngắn "Điều kỳ diệu".

Lễ hội "Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội"

Với chủ đề: "Làng nghề - Phố nghề - Ðất lề Kẻ chợ", lễ hội sẽ tái dựng một số không gian nghề, làng nghề, phố nghề truyền thống tại Công viên Bách Thảo Hà Nội vào đầu tháng 10.

Bốn vòng tròn của nghề điện ảnh

Không phải là những nhà điện ảnh gạo cội, không là những người được đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực điện ảnh, bạn vẫn có cơ hội "chạm ngõ" nghề điện ảnh với những kết quả bất ngờ khi tham gia Dự án Chúng ta làm phim để trải nghiệm bốn vòng tròn hấp dẫn của cuộc chơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục