Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là sự kiện trọng đại của đất nước nên sẽ là chương trình được tổ chức hoành tráng và trang trọng, kéo dài từ tháng 1 đến 10/10/2010.
Công tác chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương, để 30 ngày trước Đại lễ kỷ niệm, mọi việc sẽ được hoàn tất. 31 kịch bản văn học đã được phê duyệt và các đơn vị nghệ thuật đã khởi động tập dượt các chương trình nghệ thuật trong dịp Đại lễ.
Với những giá trị đặc biệt của Thủ đô 1000 năm tuổi, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội không chỉ là niềm tự hào của cộng đồng người Việt Nam, mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. UNESCO đã ra Nghị quyết về Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là cơ sở pháp lý để lễ kỷ niệm được tổ chức với quy mô quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã đề nghị được tham gia các hoạt động trong dịp Đại lễ, cho thấy sự quan tâm của thế giới với sự kiện quan trọng này.
Italia là một trong những nước có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc biệt đón chào Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi. Chi hội hữu nghị Italia - Việt Nam ở thành phố cảng Genoa đã thành lập một Ủy ban ủng hộ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Vào dịp kỷ niệm Đại lễ, chính quyền thành phố Trento dự định sẽ đưa dàn đồng ca thiếu nhi nổi tiếng thế giới của mình sang Hà Nội biểu diễn, còn thành phố Milan sẽ đưa dàn nhạc thính phòng của nhà hát La Scala đến Việt Nam.
Lễ hội hoa Hà Nội - hoạt động văn hóa mở đầu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. |
Những người bạn Pháp lại có một món quà khá đặc biệt và chan chứa tình hữu nghị để đón chào Thủ đô của Việt Nam bước vào 1000 năm tuổi. Cách đây 2 năm, những người trong HộiAD@lY đã khởi xướng ý tưởng làm một món quà tặng Việt Nam là chiếc chăn len khổng lồ. Phong trào thu gom len, đan len đã đươc phát động và nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo thành phố Montpellier, tổ chức UNICEF và nhiều hiệp hội khác.
Đã có hàng ngàn miếng len vuông vức, rực rỡ muôn màu, có kích thước 20cm x 20cm, được đan rồi ghép lại, tạo thành tấm chăn len rất lớn. Bà Anna Owhadi-Richardson, Chủ tịch HộiAD@lY cho biết: Cùng với chiếc chăn len làm ở Pháp, còn một chiếc chăn len tương tự cũng đang được làm ở ở Việt Nam. Đến tháng 10/2010, 2 chiếc chăn ở 2 đất nước sẽ được ráp nối để trở thành chiếc chăn lớn nhất thế giới.
Chiếc chăn không chỉ mang ý nghĩa về kỷ lục, mà quan trọng hơn, nó còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam nói chung, giữa nhân dân thành phố Montpellier với Thủ đô Hà Nội nói riêng. Chiếc chăn len khổng lồ sẽ được bán đấu giá, lấy tiền ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và sau đó, sẽ được chia thành những tấm chăn nhỏ để tặng các nạn nhân nhỏ tuổi...
Nhiều địa phương khác của Pháp cũng mong muốn được mang đến Đại lễ Thăng Long - Hà Nội những tình cảm của riêng mình.
Những người bạn Hà Lan sẽ mang đến Thủ đô 1000 năm tuổi 30 ngàn bông hoa tuylip, biểu tượng của đất nước Hà Lan và sẽ dựng một làng Hà Lan với những nét văn hóa sống động và độc đáo, để góp vui cho Đại lễ hội. Các bạn ở đất nước Thái Lan sẽ có các hoạt động biểu diễn và còn tổ chức giới thiệu ẩm thực, triển lãm cũng như xúc tiến các hoạt động thương mại. Thành phố Fukuoka của Nhật Bản dự định tổ chức những ngày văn hóa Nhật tại Hà Nội trong dịp này.
Những người bạn củaThủ đô Seoul (Hàn Quốc) sẽ có nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc với những nghệ sĩ tên tuổi. Các bạn còn dự định tổ chức "Đêm hữu nghị Seoul - Hà Nội", hội chợ thương mại Seoul - Hà Nội và hội thảo về Dự án sông Hồng… Đón mừng Đại lễ 1000 năm của Hà Nội, chính quyền Moskva (Nga) sẽ tổ chức "Những ngày Moskva" tại Hà Nội, như một cách bày tỏ tình đoàn kết sâu nặng, gắn bó truyền thống giữa 2 nước Việt Nam - Liên bang Nga. Những người bạn đến từ Thủ đô Berlin (Đức) đã đăng ký tham gia Đại lễ bằng một chương trình nhạc cổ điển đặc sắc.
Bà con Việt kiều và khách quốc tế dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long những ngày vừa qua. |
Từng tổ chức thành công lễ hội đường phố nhân dịp các thành viên Hoàng gia Đan Mạch sang Việt Nam, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đề nghị sẽ tiếp tục tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đại sứ quán Italia ở Hà Nội cũng mang đến các triển lãm tranh ảnh, hòa nhạc, biểu diễn nghệ thuật và những vũ điệu tango quyến rũ sẽ là món quà của Đại sứ quán Argentina. Đại sứ quán Australia tại Việt Nam lại có một chương trình độc đáo của vùng đất Kanguru là giới thiệu nền văn hóa cổ xưa và nền văn hóa thổ dân mang tên "Món quà Australia tặng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Một số thành phố, tổ chức quốc tế đề nghị tham gia chiếu sáng cầu Long Biên và các công trình công cộng khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội như Nhà khách Chính phủ, vườn hoa Con cóc, vườn hoa Lý Thái Tổ.
Niềm hân hoan của cộng đồng quốc tế trước sự kiện Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi, càng cho thấy tầm vóc lớn lao của một Thủ đô mang trong mình bao dấu ấn của lịch sử.
Theo Ban Tổ chức, đến tháng 5/2010, đã có gần 100 nước đăng ký và nhận lời tham dự Đại lễ, cùng khoảng 30 nước sẽ mang đến Đại lễ những hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú và đặc sắc của đất nước mình: Liên minh châu Âu và các nước Italia, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Hungary, Đức, Đan Mạch, Singapore, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Romania, Nga… |
Theo CAND
Sau thành công của các phim châu Á tại Cannes năm 2009 cũng như sự tăng doanh thu phòng vé tại khu vực, các nhà làm phim châu Á đến Cannes 2010 (từ 12 đến 23-5) với nhiều hi vọng. Có sáu phim từ châu Á có mặt trong 18 phim tranh giải Cành cọ vàng năm nay.
Danh chiếm bảng vàng là kịch bản chèo của TS. Trần Đình Ngôn viết trong Cuộc vận động sáng tác về đề tài "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" và "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" do Bộ VHTT&DL phát động, kịch bản đã được tặng giải Nhì. Tại hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 12/2009, kịch bản được Đoàn chèo Bắc Giang dàn dựng đã đoạt Huy chương bạc cho vở diễn, 2 Huy chương vàng và 3 Huy chương bạc cho diễn viên. PV báo SK&ĐS đã có cuộc trò chuyện với TS, nhà viết chèo Trần Đình Ngôn.
Ba người đẹp tự ý ra nước ngoài dự thi nhan sắc trong khi Việt Nam có thể không ai đại diện tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2010 (Miss Universe) vào tháng 8 tới.
Hai vở diễn mang màu sắc khác biệt: vở kịch - xiếc Bầy quỷ và viên ngọc thần và vở cải lương - xiếc Mụ phù thủy và chiếc đũa thần đang cùng lúc lên sàn tập, chuẩn bị ra mắt các em nhân Ngày quốc tế thiếu nhi. Ông Hồ Văn Thành - trưởng Đoàn Xiếc TP.HCM - cho biết:
Năm 1994, khi triển lãm “Tranh làng Cổ Đô” do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thì ngôi làng này được biết đến với cái tên “Làng họa sĩ”.
Gọi là "chợ văn chương" cũng không sai, vì các ấn phẩm văn học đã được đưa ra thị trường. Đầu năm 2010, không khí văn chương trong giới người viết trẻ đã trở nên sôi nổi.