Bắt đầu từ một cơ duyên, được NSND Quý Dương chấm thể hiện ca khúc "Chúng con bên giấc ngủ của Người", thay mặt cho lực lượng Công an tham gia Hội diễn nghệ thuật toàn quốc, gần 30 năm qua, NSƯT Đức Lợi đã gắn tên tuổi mình với bài hát nổi tiếng ấy.
Dù Đoàn Ca múa nhạc Công an nhân dân có lưu diễn ở đâu, trên miền núi phía Bắc hay giữa Tây Nguyên bạt ngàn, thấy Đức Lợi, bà con lại tha thiết đề nghị được nghe anh hát và mặc nhiên bình chọn, Đức Lợi là ca sỹ hát hay bài hát về Bác Hồ: "Chúng con bên giấc ngủ của Người".
NSƯT Đức Lợi, Trưởng đoàn nghệ thuật CAND.
Tóc xoăn dày, khuôn mặt lành lành chất phác, thoáng nhìn, NSƯT Đức Lợi không có cái vẻ gì là lãng tử phiêu bồng thường được hay mặc định ở những nam nhân làm nghệ thuật. Thế nhưng, nghe anh nói, và trong lúc say chuyện, hát, rồi đôi bàn tay mềm dẻo, linh hoạt thể hiện những động tác kịch câm, thì thấy rõ rằng, ở con người này, tố chất nghệ sỹ quá đậm đặc, chắc chắn.
Vốn là một sỹ quan Công an của tỉnh Hà Nam Ninh trước đây, Đức Lợi đã được đồng nghiệp nhìn nhận về khả năng ca hát thiên bẩm của anh chính từ phong trào văn nghệ quần chúng rầm rộ những năm 80 thế kỷ XX. Nhà ở thành phố
Anh tập kịch câm, xin các bài tấu nói về để độc diễn, giúp vui cho bạn bè đồng nghiệp trong các sinh hoạt văn hóa thường kỳ ở cơ quan. Nhưng những ngày tháng amateur, tài tử đó đã khiến cho Đức Lợi nổi như cồn ở địa phương mình, với biệt danh mới được hình thành: "Lợi tấu".
Thừa hưởng năng khiếu ca hát và một dây thanh đới cực khỏe từ mẹ, gia đình lại khéo chăm bẵm, tạo điều kiện, Đức Lợi đã có cho riêng mình một cây đàn guitare ngay từ khi còn bé tí. Bố mẹ đều làm công nhân, cuộc sống nheo nhóc, chật vật, sắm được cho cậu con trai cây đàn gỗ, cho cậu theo học lớp guitare từ một ông thầy khó tính, là biểu hiện của tình yêu âm nhạc mà mẹ đã dồn vào, qua Đức Lợi.
Hát hay, giọng lại vang, lảnh lót, thời thiếu nữ, mẹ của anh được kết nạp vào đội du kích của địa phương để chuyên dùng tiếng hát làm công tác địch vận. Ngày ấy, các anh du kích kéo cô Tỉu ra cái bốt đầu làng, dùng loa kêu gọi binh lính buông súng quay về với bà con, với quê hương bản quán. Những lời thao thiết vừa dứt, đến lượt giọng ca của cô Tỉu cất lên: "Bao chiến sỹ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường"… Từng lời ca vỏng vót, xoáy vào tâm can những người lính đang lầm đường, cầm súng theo giặc.
Được nuôi dưỡng trong bầu không khí thấm đẫm âm nhạc của gia đình, trở thành một nghệ sỹ chuyên nghiệp là lẽ đương nhiên với mấy anh em trai nhà Đức Lợi. Anh còn người em trai là ca sỹ Ngọc Khang, vốn được đào tạo bài bản từ Học viện Âm nhạc Traicopxky của Nga và đã nổi danh với chất giọng tenor quý hiếm.
Năm 1985, sau khi làm quen với bài hát "Chúng con bên giấc ngủ của Người" do nhạc sỹ Đăng Nước sáng tác, Đức Lợi đã được NSND Quý Dương cầm tay chỉ việc, rèn tập tiết mục này. Các hội diễn ca múa nhạc toàn quốc những năm đó, trong màu áo của lực lượng Công an, Đức Lợi đã liên tục giành các huy chương, giải thưởng cao nhất khi thể hiện bài hát này. Chất giọng nam cao nhưng pha những nốt trung trầm ấm mà Đức Lợi sở hữu, dường như được sinh ra cho chính ca khúc của nhạc sỹ Đăng Nước.
Hiểu được từng ca từ của bài hát, thấm với những ý tứ sâu xa của tác giả, lại thêm một lòng kính yêu vô hạn với Bác Hồ, mỗi khi Đức Lợi cất tiếng: "Vinh quang con đứng bên Người, canh cho Bác ngủ ngon giấc, trên môi như Bác vẫn cười, Bác vui vì khắp non sông, cháu con trở về sum vầy…”, người nghe lại không nguôi cảm giác bồi hồi, xao xuyến.
Khoác trên mình bộ sắc phục Công an nhân dân, lại từng là người lính Cảnh vệ tại Công an Hà Nam Ninh, Đức Lợi càng cảm giác như, bài hát ấy được viết riêng cho anh, là tâm trạng, tấm lòng của chính anh dâng lên Bác Hồ. Từ buổi đó, cho đến tận bây giờ, gần 30 năm qua, Đức Lợi vẫn được coi như một trong những nghệ sỹ thể hiện tốt nhất ca khúc "Chúng con bên giấc ngủ của Người".
Không chỉ có "Chúng con bên giấc ngủ của Người", suốt những năm tháng đứng trên sân khấu biểu diễn, NSƯT Đức Lợi còn tham gia dàn dựng, trình bày nhiều ca khúc viết về Bác Hồ. Mỗi lần hát về Bác, thả hồn mình theo những giai điệu đầy trầm hùng, sâu lắng, là một lần Đức Lợi như được giác ngộ, thấy lòng mình thanh thản, dào dạt niềm yêu hơn.
Sau này, khi đã đảm nhận trách nhiệm Trưởng đoàn Ca múa nhạc Công an nhân dân, không còn trực tiếp biểu diễn, NSƯT Đức Lợi lại tiếp tục truyền kinh nghiệm của mình cho anh em nghệ sỹ trẻ ở Đoàn. "Chúng con bên giấc ngủ của Người" vẫn là tiết mục "đinh", được Đoàn chọn biểu diễn mỗi khi đi phục vụ cán bộ, chiến sỹ và người dân các địa phương xa, hoặc những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
Dẫu đứng trên sân khấu, hay lui vào hậu trường để lo các phần việc tổ chức, thì mỗi khi giai điệu quen thuộc của bài hát cất lên, một miền ký ức, một thời tuổi trẻ và bao kỷ niệm lại dồn dập hiện về trong tâm khảm Đức Lợi. Anh luôn tự nhận rằng, cuộc đời mình, một nghệ sỹ mặc sắc phục Công an, đã quá gắn bó với những ca khúc viết về Bác Hồ, nhất là bài hát "Chúng con bên giấc ngủ của Người", một dấu ấn mà đến tận bây giờ, giới âm nhạc vẫn cho rằng, chưa ai thể hiện sâu sắc và truyền cảm như NSƯT Đức Lợi
Theo CAND
Chiếc trống đồng cổ phát hiện ở núi Pha Dơn (Thanh Hoá), có đường kính mặt trống là 45cm, chiều cao thân là 35cm, nặng 25kg.
(HBĐT) - Theo quy định giờ làm việc mùa Hè buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ. Cơ quan tôi ai nấy đều chấp hành rất nghiêm túc, đến đúng giờ cất xe máy gọn gàng vào ga ra rồi lượn một vòng qua phòng hành chính giống như "điểm danh" rồi lần lượt "lẩn" đi ăn sáng. Nếu bình thường chỉ bát phở hay đĩa bún và cộng cả thời gian đi - về thì nhanh cũng mất 30 phút. Hôm nào "bốc" lên năm bảy người tụ họp nhau tại quán "Tiết canh lòng lợn" để "chén chú chén anh" thì ăn xong bữa sáng cũng ngót nghét 8 giờ.
Đều đặn mỗi năm, tạp chí Times nổi tiếng lại xem xét các địa danh và những trải nghiệm ấn tượng nhất tại khu vực châu Á để đưa vào danh sách “Những điều tuyệt vời của châu Á.”
Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP Hồ Chí Minh ra mắt vở vũ kịch Mặt trời trong tim, tác giả kịch bản Tô Nguyệt Nga, đạo diễn Vũ Việt Cường. Ðây là kịch bản đoạt giải nhất trong cuộc vận động sáng tác với chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vở vũ kịch được trình diễn tại Nhà thi đấu đa năng TP Vũng Tàu vào ngày 17-5; tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh vào ngày 19-5.
Tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa tổ chức lễ phát động Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010.
Người dân trên địa bàn huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) vừa phát hiện, đào được hai chiếc trống đồng cổ tại xã Tam Lư và xã Trung Xuân. Hiện nay, cả hai chiếc trống này đang được bảo quản, lưu giữ tại UBND huyện Quan Sơn.