Tiết mục khai mạc Cuộc thi tài năng xiếc 
ba nước Đông Dương 2009.

Tiết mục khai mạc Cuộc thi tài năng xiếc ba nước Đông Dương 2009.

Khán giả ngày càng thất vọng với xiếc khi phải xem lặp đi lặp lại nhiều tiết mục nhàm chán chẳng thay đổi gì cách đây hàng chục năm; Ngay từ “đầu vào” tuyển sinh diễn viên xiếc đã khó làm sao không tránh khỏi sự thiếu ăn ý mặn mà giữa trường đào tạo với đơn vị biểu diễn; Le lói xu hướng dựng xiếc mới nhưng kỹ thuật kỹ năng, kỹ xảo lại không được quan tâm…

 
Một loạt những vấn đề được đặt lên bàn cuộc hội thảo “Nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghệ thuật xiếc Việt Nam” do Liên chi hội Xiếc Việt Nam tổ chức.

Xiếc ngổn ngang bao vấn đề nan giải…

Có buồn không khi chính đội ngũ nghệ sĩ xiếc phải thừa nhận một thực trạng là xiếc ta so với trước đi xuống…, nói đúng ra là đang xuống cấp trầm trọng. Trong khi nền nghệ thuật xiếc thế giới phát triển vượt bậc với công nghệ tiên tiến thì xiếc Việt Nam vẫn lặp đi lặp lại những tiết mục và thể loại đơn điệu, nhàm chán, thậm chí có những tiết mục chẳng thay đổi gì cả về hình thức và nội dung từ hàng chục năm qua.

GS – TS Phạm Duy Khuê, Họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, nghệ sĩ Nguyễn Tri Huế - Chi hội trưởng Chi hội CLB Nghệ sĩ Xiếc TP Hồ Chí Minh đều cho rằng lớp nghệ sĩ ngày hôm nay đang đánh mất đi  phong cách biểu diễn xiếc. Lớp diễn viên trẻ bước lên sân khấu không tạo được một khí thế sôi động, mạnh mẽ và dũng cảm vốn có trong tinh thần của xiếc. Sự thụ động, bắt chước máy móc những kỹ năng, kỹ xảo của người đi trước đã khiến xiếc trở nên mờ nhạt, thiếu phong cách.

Đó là những nguyên nhân khiến đối tượng đến với xiếc ngày càng thu hẹp, hầu như chỉ còn tập trung chủ yếu vào thiếu nhi.  

Trong báo cáo đề dẫn, TS Hoàng Minh Khánh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp NT xiếc & Tạp kỹ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam cho biết ở ta đã hình thành “phong trào xiếc mới” nhưng hiếm có những tiết mục xiếc có trình độ kỹ thuật cao và mang tính đột phá. Những chương trình xiếc mới chỉ chú ý đổi mới hình thức mà không chú trọng tới nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo – một yếu tố đặc biệt quan trọng làm tên tính hấp dẫn, phi thường của xiếc. Xiếc thú đã từng một thời oanh liệt với các tiết mục xiếc lớn hấp dẫn như sư tử, hổ… thì ngày hôm nay, khán giả chỉ được xem các tiết mục thú nhỏ như khỉ, chó…

Các vấn đề về thực trạng đi xuống của xiếc thực ra không mới nhưng hội thảo đã xới lên mọi góc cạnh của thực trạng hôm nay một cách tập trung và rõ nét hơn, tỉm ra những nguyên nhân yếu kém để giúp nâng cao chất lượng xiếc Việt Nam lên một trình độ mới. Một thực tế hiện nay trong xiếc đó là công tác đào tạo và biểu diễn chưa bắt kịp được với nhau, không có kế  hoạch hợp đồng đào tạo theo địa chỉ và nhu cầu nên đào tạo dẫn đến sự trùng lặp khó tiếp nhận.

Thật trớ trêu khi “đầu ra” thì khủng hoảng thừa, “đầu vào” - tuyển sinh thì khủng hoảng thiếu. Những người có tố chất sức khỏe và hình thể đẹp lý tưởng cho xiếc chẳng dại gì chọn con đường thành diễn viên xiếc. Sự lỗi nhịp của xiếc, sự nghèo nàn về chương trình, tiết mục và nhất là tuổi nghề ngắn ngủi của xiếc cũng như sự tập luyện đầy gian khổ, nguy hiểm… là những nguyên nhân khiến ngành xiếc thiếu hụt lực lượng diễn viên trẻ tài năng.

Những con số thống kê của Thạc sĩ Trương Thúy Trinh (Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam) công bố tại hội thảo đã gây bất ngờ về chính sách đầu tư cho diễn viên xiếc hiện nay. Hàng tháng mỗi học sinh xiếc được nhận một khoản trợ cấp nghề nghiệp là 56.000đồng/tháng. Ngoài ra các học sinh có kết quả học tập xếp loại khá, giỏi, xuất sắc được hưởng học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Bộ GD-ĐT ở các mức tương ứng là: 140.000 – 240.000 – 280.000 đồng/tháng. Trong thực tế chỉ có khoảng hơn 50% học sinh có đủ điều kiện học bổng. Mức chi tối thiểu của một học sinh bao gồm tiền học phí (học văn hóa), tiền ăn ở khoảng 800.000 đến 1.000.000 đồng/tháng. Tổng kinh phí 5 năm học là 40.000.000 đến 50.000.000đồng/khóa đào tạo.

Học sinh trường xiếc thường là các gia đình ở nông thôn nghèo, nhiều học sinh có tài năng thực sự nhưng không thể theo học vì gia đình không đủ điều kiện kinh tế. Đối với lực lượng giảng dạy đào tạo của xiếc cũng bộc lộ những hạn chế lớn. Mặt bằng trình độ chuyên môn và văn hóa của đội ngũ giáo viên xiếc hiện nay rất thấp, không đồng đều. Một nguyên nhân là do trước đây việc đào tạo và tuyển dụng giáo viên không theo một chuẩn quy định. Nhiều giáo viên được tuyển dụng sau khi không còn khả năng biểu diễn trên sân khấu hoặc bị tai nạn nghề nghiệp…

Suốt mấy chục năm qua, đội ngũ giáo viên xiếc ít được đào tạo và nâng cao bồi dưỡng kiến thức, họ lạc hậu về lĩnh vực khoa học và thông tin cập nhật về nền nghệ thuật xiếc hiện đại trên thế giới. Họ không có cơ hội đi tham quan, học tập ở các nước có nền nghệ thuật xiếc phát triển. Đã vậy việc mời các chuyên gia quốc tế sang Việt Nam giảng dạy cho học sinh và giáo viên học tập những khóa học dài hạn không hề có. Thừa giáo viên không đủ năng lực trình độ, không đáp ứng được yêu cầu trước sự đổi mới của nhà trường trong giai đoạn hội nhập và phát triển, nhưng lại thiếu giáo viên giỏi có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp vững vàng, có hiểu biết sâu rộng về chuyên ngành sân khấu, đặc biệt là xiếc.

Về phía các đơn vị biểu diễn thì công tác tổ chức quản lý ở một số đoàn còn yếu, có đoàn cán bộ lãnh đạo năng lưc chuyên môn ít, không có kinh nghiệm tổ chức biểu diễn, có đoàn chỉ nặng về chuyên môn mà thiếu năng lực quản lý…

Nâng cấp Xiếc: Không dễ!

Năm 2009, Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam đã mạnh dạn tổ chức lớp chất lượng cao theo mô hình giáo dục tinh hoa dành cho các học sinh có tài năng vượt trội. Vận dụng mô hình này vào việc tổ chức các lớp chất lượng cao để đào tạo cho học sinh có tài năng vượt trội sẽ tạo nên tính cạnh tranh, thi đua trong học tập của học sinh và nâng cao mặt bằng chung về trình độ kỹ năng, kỹ̉ xảo của học sinh lên một bước. Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng đã và đang tập trung vào việc đào tạo trang bị cho các nghệ sĩ có cơ bản tốt cả bốn môn thể loại trong xiếc, mời chuyên gia giỏi lên lớp về các loại hình phụ trợ như: Tìm tòi sáng tạo, Múa, Nhạc, Kỹ thuật biểu diễn…, Sáng tạo những đạo cụ, động tác kỹ thuật mới lạ…

Tuy nhiên nếu chỉ có một, hai đơn vị đơn phương thực hiện mà không có nguồn hỗ trợ từ nhà nước cũng như các đơn vị nghệ thuật biểu diễn thì việc nâng cao trình độ kỹ năng, kỹ xảo của học sinh cho đến diễn viên khó có thể thực hiện. Cần phải có chiến lược đào tạo đội ngũ diễn viên lâu dài cho xiếc, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ diễn viên có đủ trình độ để có thể xây dựng được những tiết mục xiếc đỉnh cao, ngang tầm thế giới đang là nhiệm vụ trọng tâm của cả ngành xiếc. NSƯT Tạ Duy Ánh – Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam mạnh dạn đưa ra ba chính sách về kinh tế với đặc thù của nghệ thuật xiếc: Chính sách phát hiện tài năng nghệ thuật; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tài năng nghệ thuật; Chính sách sử dụng và dãi ngộ tài năng nghệ thuật. 

NSND Tâm Chính - Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam cho rằng ngành xiếc cần được Nhà nước quan tâm, đầu tư một cách toàn diện mới có được những bước phát triển bứt phá, đặc biệt là trong công tác đào tạo. NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Phó chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam cũng kiến nghị cần phải có chiến lược đào tạo đội ngũ diễn viên có trình độ để có thể xây dựng được những tiết mục xiếc đỉnh cao, ngang tầm thế giới. Cùng với sự đào tạo đội ngũ diễn viên thì việc đào tạo đội ngũ các tác giả viết kịch bản, các đạo diễn nghệ thuật, đạo diễn âm thanh, ánh sáng và nhất là lực lượng phê bình lý luận riêng cho xiếc. Ngoài việc nguồn diễn viên từ trường xiếc, theo ông có thể học tập kinh nghiệm từ các nước có trình độ xiếc phát triển, họ thường lấy nguồn diễn viên được đào tạo và có trình độ chuyênmôn cao chính là các vận động viên TDTT như thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, lực sĩ cử tạ,vận động viên để trở thành một diễn viên giỏi của xiếc. Nhưng làm thế nào để thu hút lực lượng nhân tài này lại phụ thuộc vào chính sách và cơ chế đãi ngộ của nhà nước.

Để xiếc Việt Nam phát triển bền vững và đáp ứng được đòi hỏi của xã hội thì việc cần có một cơ chế riêng, phù hợp, sự hỗ trợ của Nhà nước với một chế độ đãi ngộ tương xứng. Nếu cứ nuôi xiếc trong một nguồn kinh phí hạn hẹp như hiện nay thì sẽ khó tránh khỏi cho xiếc mãi ở một cơ thể èo uột như hiện nay.


"Làng tôi" của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.


"Sức mạnh đôi tay" của Đoàn xiếc TP Hồ Chí Minh - Giải Nhất Cuộc thi tài năng xiếc trẻ ba nước Đông Dương.


"Đế trụ" của Trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam (Giải Nhì Cuộc thi tài năng xiếc trẻ ba nước Đông Dương.
 
                                                                            Theo Báo Nhandan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Dân ca dân tộc Mường - nét văn hóa đậm đà bản sắc được tôn vinh trong Lễ hội Khai Hạ Mường Bi

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất

Trong sự kiện bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị”, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (BTCTCT) đã được xếp là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất, do du khách trong và ngoài nước bình chọn.

Cần quản lý tốt "tiền công đức" và "tiền giọt dầu" ở các di tích

Tiền công đức, tiền "giọt dầu"... cần được quản lý bằng những quy định cụ thể; cần cảnh báo sớm hiện tượng đốt đồ mã, "mua thần bán thánh", những biến tướng khác của lễ hội..." - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo.

Lấy đâu phim hay để chiếu?

Ngày đầu thực hiện nghị định 54/CP, rạp chiếu phim không có đủ nguồn phim Việt để chiếu; nhiều đài truyền hình địa phương không có tiền sản xuất phim

Vũ hội cổ điển làm từ thiện tại Hà Nội

Giữa tháng 11, vũ hội Vienna Charity Ball với mục đích từ thiện sẽ được tổ chức tại khách sạn Melia Hà Nội, với sự tham gia của 26 vũ công không chuyên đến từ một số trường Đại học và THPT ở Hà Nội. Đây là sáng kiến của Ngài Đại sứ nước CH Áo George Heindl và Phu nhân, bà Neline Koornneef Heindl, nhằm quyên góp và dành toàn bộ tiền vé thu được ủng hộ trẻ em tại làng trẻ Hữu Nghị (Vân Canh, Hà Nội).

60 thanh thiếu nhi tham gia trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2010

(HBĐT) - Ngày 7/7, Trung tâm Hoạt động TTN tỉnh đã tổ chức khai mạc Trại hè thiếu nhi Hoà Bình năm 2010. Tham gia trại hè có 50 thiếu niên, nhi đồng đến từ các trường tiểu học, THCS của các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Cao Phong, Kỳ Sơn, TPHB và các bạn thiếu nhi đang theo học ở Trung tâm. Trại hè còn có sự tham gia của 9 thanh niên đến từ nước Singapore.

Nhà văn hoá thiếu nhi huyện Cao Phong chuẩn bị đi vào hoạt động

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa tiến hành nghiệm thu công trình Nhà văn hoá thiếu nhi huyện có tổng trị giá đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện và nguồn thu xổ số kiến thiết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục