Đại diện các khu dân cư xã Phú Lão đăng kí thi đua xây dựng làng, bản văn hoá tiên tiến.
(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Lạc Thuỷ đã nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân. Bộ mặt các thôn xóm, bản làng ngày càng khởi sắc, những giá trị văn hoá truyền thống được phát huy. Từ chỗ năm 2000 chỉ có 11/126 làng (chiếm 9%) đến nay toàn huyện đã có 97/142 làng (chiếm 68%) đạt danh hiệu làng văn hoá.
Phong trào xây dựng làng, bản văn hoá là một trong bảy phong trào lớn của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được huyện Lạc Thuỷ triển khai đồng bộ trong hơn 10 năm qua. Là một địa phương có truyền thống văn hoá với những phong tục tập quán đẹp, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống kinh tế không ngừng nâng lên, Lạc Thuỷ có nhiều điều kiện thuận lợi để đưa cuộc vận động đi vào đời sống nhân dân. Trong quá trình triển khai, các cấp, các ngành đã có nhiều hình thức đổi mới, phối hợp xây dựng mô hình hiệu quả tạo sức lôi cuốn, thúc đẩy phát triển phong trào, từng bước xây dựng lối sống văn minh cho mỗi cá nhân, gia đình, tập thể và cộng đồng dân cư. Đây là một phong trào mà ngay từ khi bắt đầu triển khai đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của mọi tầng lớp người dân Lạc Thuỷ.
Đồng chí Hoàng Mạnh Khoẻ, Trưởng phòng VH – TT huyện cho biết: “Để đẩy mạnh các hoạt động của phong trào, BCĐ các cấp đi vào hoạt động nề nếp đã bám sát hướng dẫn và căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương xây dựng tiêu chí kịp thời, triển khai kịp thời đồng bộ đến từng khu dân cư. Từ đó, kịp thời điều chỉnh và có những giải pháp khắc phục tồn tại, từng bước tháo gỡ khó khăn trong quá trình tổ chức tham mưu thực hiện.”
Xây dựng làng văn hoá là xây dựng cộng đồng dân cư có môi trường văn hoá, có đời sống vật chất và tinh thần phát triển. Việc xây dựng làng, bản văn hoá dựa trên các tiêu chí: xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư tiên tiến phát triển đời sống văn hoá xã hội, an ninh trật tự được giữ vững và có cảnh quan môi trường xanh – sach - đẹp. Hiện nay, 142/142 khu dân cư của Lạc Thuỷ đã xây dựng được quy ước, hương ước và đưa vào thực hiện. Nhiều khu dân cư tiêu biểu, làng văn hoá tiên tiến đã đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát huy di tích văn hoá. Một số địa phương tiêu biểu như: Thị trấn Chi Nê, xã Khoan Dụ, xã Hưng Thi, xã Cố Nghĩa, xã Yên Bồng, xã An Bình, xã Phú Lão, xã Lạc Long…Các khu dân cư đều đã xây dựng được tổ, đội văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ thể thao với nhiều hình thức hoạt động đa dạng, phong phú. Hàng năm từ huyện đến cơ sở đều tổ chức các hội thi văn hoá, văn nghệ, thể thao…tạo nên sự phong phú, lành mạnh trong đời sống tinh thần cho nhân dân. Thông qua các qui ước, hương ước của phong trào cho đến nay việc cưới, việc tang, lễ hội và các hình thức hoạt động khác đã xóa bỏ dần hủ tục lạc hậu, rườm rà, tốn kém. Thực hiện bình đẳng trong hôn nhân, hạn chế tình trạng bạo lực gia đình, người dân được nâng cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần.
Ngoài ra, phong trào xây dựng nhà văn hoá thông bản với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” cũng đã diễn ra rất sôi nổi. Cho đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 113 nhà văn hoá, đưa tỉ lệ thôn bản có nhà văn hoá lên 80%. Trong năm 2010, huyện Lạc Thuỷ phấn đấu xây dựng và đưa vào sử dụng mới thêm 20 nhà văn hoá thôn bản. Các nhà văn hoá thôn bản được đầu tư mua sắm trang thiết bị vật tư, đảm bảo cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư. Bên cạnh đó, huyện đã xây dựng được 15 tủ sách và bưu điện văn hoá góp phần thiết thực vào việc nâng cao dân trí cho nhân dân.
Với những nỗ lực của các cấp, các ngành và của mọi tầng lớp nhân dân trong phong trào “xây dựng làng, bản văn hoá” trong 10 năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã có 40 làng được đi dự làng văn hoá tiên tiến, có một Thôn là thôn 7 (xã Phú Thành) được đi dự Hội nghị biểu dương làng văn hoá tiêu biểu toàn quốc. Từ những thành quả đó, Lạc Thuỷ mạnh dạn đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 80% số làng bản đạt danh hiệu Làng văn hoá.
Dương Liễu
Là gương mặt gây chú ý, là nhân vật được đánh giá cao, nhưng người ta dự đoán Đặng Thị Ngọc Hân chỉ vươn tới top 5 là cùng. Vụt sáng trong phần thi ứng xử, cô gái Hà Nội đã trở thành tân chủ nhân của vương miện Hoa hậu Việt Nam 2010.
Cô gái đến từ Hà Nội Đặng Thị Ngọc Hân (SBD 516) đã trở thành Hoa hậu Việt Nam 2010 trong đêm chung kết 14.8 diễn ra tại Khu du lịch Tuần Châu, Quảng Ninh, sau khi vượt qua 36 thí sinh khác bằng phong cách tự tin và sự trình diễn chuyên nghiệp,
Từ khi Nhà nước có chủ trương xã hội hóa truyền hình, các chương trình truyền hình trở nên phong phú hơn. Các đài truyền hình đua nhau ra nhiều chương trình, thêm khung giờ, thêm kênh và các đơn vị hợp tác với nhà đài cũng bước vào cuộc đua khốc liệt để giành giờ và kênh phát sóng. Trong đó, phim Việt trở thành thị phần béo bở được các đơn vị đầu tư nhắm tới.
Từ ngày 13 đến 15-8, tại Tuyên Quang, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Chiều 12/8, tại Lâu đài Trắng, Khu du lịch quốc tế Tuần Châu, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Tập đoàn Tuần Châu khai mạc triển lãm "Di sản văn hóa tiêu biểu trong mối quan hệ giữa Thăng Long và Hạ Long qua 1.000 năm lịch sử."