Từ những viên ngói vỡ bị vùi lấp sau nhiều thế kỷ, các nhà khoa học sẽ phải dựng lại cả Hoàng thành Thăng Long thời thịnh trị vàng son. Đó từng là một giấc mơ quá xa vời đối với ngành khảo cổ Việt Nam.
Ông Bùi Minh Trí - Ảnh: Hà Hương |
Bất chấp những khó khăn, dự án phục dựng Hoàng thành Thăng Long bằng công nghệ 3D vẫn âm thầm khởi động. Sau tám năm miệt mài, những hình ảnh 3D đầu tiên sẽ được chiếu cho công chúng vào dịp 2-9 tới tại khu di tích 18 Hoàng Diệu. Những hình ảnh này cho phép người xem hình dung rõ hơn về trình độ quy hoạch đô thị của cha ông ta xưa.
Ngay khi những mảnh vỡ đầu tiên của Hoàng thành Thăng Long phát lộ tại khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã sang Nhật Bản học hỏi về công nghệ phục dựng hoàng cung Nara bằng phương pháp 3D. Lúc ấy - năm 2002, 3D và cả việc phục dựng Hoàng thành dường như là một giấc mơ quá xa vời.
Với 13 thế kỷ chồng xếp lên nhau và bị vùi lấp bởi thời gian và chiến tranh, các nhà khảo cổ học đứng trước một bài toán khó giải. Bởi 3D trong khảo cổ học phải được xây dựng từ những thông số khoa học đầy đủ và chính xác đến từng chi tiết. “Đó không phải chỗ để người ta tự do sáng tác, nó phải chân thực như cả nghìn năm về trước vậy” - tiến sĩ Bùi Minh Trí (giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh đô Thăng Long), người đã theo đuổi dự án này tám năm, khẳng định.
Phục dựng 3D và việc khảo cổ được tiến hành song song với nhau. Từng viên ngói vỡ đào được cũng là một bước tiến của các nhà khảo cổ, cho phép họ hình dung về quy mô và kiến trúc của hoàng cung. Không ít lần những người tham gia dự án phải trở về vạch xuất phát ban đầu khi xuất hiện những bằng chứng mới. Tiến sĩ Bùi Minh Trí cho biết: “Điều đầu tiên chúng tôi đặt ra là những hình ảnh 3D này phải phản ánh chân thực lịch sử, nếu để sai sót dù chỉ một chi tiết nhỏ cũng có nghĩa là chúng tôi phạm tội bóp méo lịch sử”.
Khó khăn lớn nhất của các nhà khoa học là không còn một dấu tích nào để có thể hình dung ra diện mạo của hoàng cung từ thời Đại La (trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô) cho đến tận thế kỷ 19. “Thời Đại La, thời Lý, Trần, Lê Sơ hoàn toàn là một ẩn số. Dấu tích của thời Mạc may mắn vẫn còn nhưng khá hiếm hoi và đã bị sửa chữa nhiều lần. Những công trình kiến trúc còn lại hôm nay chủ yếu ở các làng quê, nhưng đó là kiến trúc đình chùa, không phải là kiến trúc cung đình. Đương nhiên kiến trúc đình chùa phản ánh một diện mạo nào đó về kiến trúc truyền thống Việt Nam nhưng không thể nào cho ta hiểu được kiến trúc hoàng cung” - ông Trí nói.
Cùng với thời gian, những phát hiện mới tại các khu mộ cổ thời Trần, Lê cho phép các nhà khoa học có được chút hi vọng. Trong mộ cổ, có một số hình tháp hay kiến trúc khuôn viên của cung đình xưa. Từ những khảo sát khoa học và tìm kiếm bên ngoài, những hình dung đầu tiên bắt đầu lộ diện.
Tám năm so với con số thời gian 46 năm phục dựng toàn bộ hoàng cung Nara của Nhật Bản là một khoảng thời gian quá ngắn ngủi. Khu di tích 18 Hoàng Diệu tối nào cũng sáng đèn bởi sự có mặt của các nhà khảo cổ và kỹ thuật viên 3D. Ngày đào bới, đêm thảo luận về các phương án phục dựng. Kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi đó, các nhà khoa học đã phục dựng bằng 3D toàn bộ phần nền móng của hoàng cung thời Lý. Phần nền móng này cũng là cơ sở để các nhà khảo cổ và kỹ thuật viên tính đến phương án phục dựng các trụ cột và phần mái. Những hình ảnh đầu tiên về kết cấu móng lại giúp các nhà khảo cổ nhìn rõ hơn về trình độ quy hoạch đô thị của thời Lý.
Phần nền móng này sau khi chiếu trong dịp 2-9 cũng sẽ phải chỉnh sửa lại rất nhiều. Sau thời Lý, các nhà khoa học sẽ tính đến việc dựng lại phần nền móng của thời Đại La, Trần, Lê... “Nếu so với hoàng cung Nara, chúng tôi đã rút ngắn được rất nhiều thời gian. Nhưng đến bao giờ hoàn thành là một điều khó nói” - ông Trí cho biết.
Theo Báo Tuoitre
Chỉ còn vài ngày nữa, Chương trình nghệ thuật "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ" sẽ diễn ra sau bao nhiêu mong mỏi, đợi chờ. Đây sẽ là lần đầu tiên, bà con ở vùng đất chiến khu cách mạng được thưởng thức một đêm nhạc không chỉ có qui mô hoành tráng, mà còn mang tính nghệ thuật đích thực và nhân văn.
Bước vào các thập kỷ đầu của thế kỷ XX, văn học - nghệ thuật Việt Nam theo xu hướng hiện đại đã từng bước được khẳng định. Ðó là kết quả của sự vận động nội tại trước yêu cầu của lịch sử, là kết quả của quá trình tiếp biến với văn hóa - văn minh phương Tây, là sự xuất hiện của một đội ngũ văn nghệ sĩ "kiểu mới"...
Từ ngày 15-8-2010, thông tư “Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” do Bộ VHTTDL ban hành bắt đầu có hiệu lực. Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể là việc làm cần thiết, nhưng điều đáng quan tâm những di sản nào sẽ được lựa chọn?
Ngân hàng Phát triển Đức (KfW) vừa gửi thư đến UBND tỉnh Quảng Bình về việc (tỉnh phải) hoàn trả số tiền 200.000/360.000 euro mà ngân hàng này đã chi cho dự án Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tại sao lại có cơ sự như vậy?
Tối 20-21/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các nghệ sỹ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ phối hợp biểu diễn chương trình hoà nhạc đặc biệt mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Lạc Thuỷ đã nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân. Bộ mặt các thôn xóm, bản làng ngày càng khởi sắc, những giá trị văn hoá truyền thống được phát huy. Từ chỗ năm 2000 chỉ có 11/126 làng (chiếm 9%) đến nay toàn huyện đã có 97/142 làng (chiếm 68%) đạt danh hiệu làng văn hoá.