Ngày mai, 19.8, Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội chính thức khai cuộc tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Diễn ra từ ngày 19- 22.8 tại 14 địa điểm biểu diễn trên địa bàn thành phố, từ các nhà hát, rạp hát của Hà Nội như Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhà hát Hồng Hà, Nhà hát Kim Mã, cho đến các địa phương ngoại thành như Mê Linh, Đông Anh, Sơn Tây, Thanh Trì và ở các trường đại học, các đơn vị bộ đội..., LH lần này giới thiệu đến công chúng 14 tác phẩm đề tài lịch sử.
Đó là Thanh gươm cô đô đốc (Nhà hát Tuồng Việt Nam), Những vần thơ thép (Nhà hát Chèo Việt Nam), Trọn đời trung hiếu với Thăng Long (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Mỹ nhân và anh hùng (Nhà hát Kịch Việt Nam), Hồn Việt (Nhà hát Tuồng Đào Tấn), Bài ca giữ nước (Nhà hát Chèo Quân đội), Ngọc Hân công chúa (Nhà hát Chèo Hà Nội), Thần đồng đất Việt (Nhà hát Chèo Nam Định), Tấm áo bào Hoàng đế (Nhà hát Chèo Ninh Bình), Cờ nghĩa giồng Sơn Quy (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), Lời Người- lời của nước non (Nhà hát Dân ca Nghệ An) và Dời đô (Đoàn Cải lương Đồng Nai), Hồ Chí Minh - Hồi ức màu đỏ (Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế), Ngô Vương quyền (Đoàn Cải lương Hải Phòng).
Với nội dung ngợi ca các vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá gắn với địa danh Thăng Long – Hà Nội trong suốt tiến trình ngàn năm, hầu hết các vở diễn đã đạt thành tích cao trong các Hội diễn, đạt chất lượng tốt về nghệ thuật, được công chúng đánh giá cao.
Một điểm nữa là các vở diễn này vẫn đang nằm trong kịch mục biểu diễn thường xuyên của đơn vị, không phải đầu tư kinh phí để phục dựng cũng như hoàn thiện.
Liên hoan là một hoạt động nghệ thuật nhằm giáo dục thế hệ trẻ ngày nay về đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù và xây dựng đất nước.
Đây là một hoạt động thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã có công lao to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước; khắc họa những sự kiện lịch sử quan trọng gắn với 1000 năm Thăng Long.
Theo VHO
Ngân hàng Phát triển Đức (KfW) vừa gửi thư đến UBND tỉnh Quảng Bình về việc (tỉnh phải) hoàn trả số tiền 200.000/360.000 euro mà ngân hàng này đã chi cho dự án Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tại sao lại có cơ sự như vậy?
Tối 20-21/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các nghệ sỹ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ phối hợp biểu diễn chương trình hoà nhạc đặc biệt mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
(HBĐT) - Sau 10 năm triển khai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Lạc Thuỷ đã nhận được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân. Bộ mặt các thôn xóm, bản làng ngày càng khởi sắc, những giá trị văn hoá truyền thống được phát huy. Từ chỗ năm 2000 chỉ có 11/126 làng (chiếm 9%) đến nay toàn huyện đã có 97/142 làng (chiếm 68%) đạt danh hiệu làng văn hoá.
Các nghệ sỹ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam sẽ có một chương trình biểu diễn giao hưởng, vũ kịch đặc biệt diễn ra vào tối 20-21/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Cách làm phim vội vã, hời hợt từ khâu kịch bản đến dàn dựng như hiện nay khiến diễn viên dù có xuất hiện liên tục trên màn ảnh nhỏ thì vai diễn nào của họ rồi cũng mau chóng bị lãng quên
Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ ba - Hà Nội 2010 là một trong những sự kiện chào mừng Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội tụ 257 gương mặt diễn viên đến từ chín quốc gia: Cam-pu-chia, Cu-ba, Ðức, Nga, Mông Cổ, Lào, U-crai-na, Trung Quốc và nước chủ nhà Việt Nam. Với 23 tiết mục được chia làm hai chương trình, liên hoan đã kết thúc sau gần một tuần đua tài sôi động từ ngày 6 đến 11-8. Ðã có 14 giải thưởng được trao tặng trong đó có một huy chương vàng dành cho tiết mục Sức mạnh đôi tay của Ðoàn Xiếc TP Hồ Chí Minh cùng sáu Huy chương bạc, bảy huy chương đồng cho các tiết mục khác.