Ngày 16.11.1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng thủ đô
Triển lãm Thăng Long - Hà Nội thời đại Hồ Chí Minh - Những tháng năm giữ nước đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội).
Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia III phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Cục Lưu trữ Văn phòng T.Ư Đảng phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hơn 200 hình ảnh, hiện vật, tài liệu dẫn dắt công chúng bước vào cuộc hành trình ngược thời gian, trở về Thăng Long - Hà Nội những năm trước 1945 cho tới những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.
Công chúng được trở lại thời khắc thiêng liêng: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9, Người dân Hà Nội diễu hành cổ động phong trào bình dân học vụ (1946), Nhân dân hăng hái góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến hưởng ứng Tuần lễ vàng - Quỹ Độc lập tại Nhà hát Lớn (17.9.1945), Thanh niên Hà Nội yêu cầu Chính phủ cho vào Nam Bộ chiến đấu (9.1945)... Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản đã ghi lại những hình ảnh lịch sử quý giá như Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp định sơ bộ với đại diện Chính phủ Pháp ở số 4 Lê Lai (6.3.1946), Chính phủ ra mắt Quốc hội tại Nhà hát Lớn Hà Nội (1946).
Nhiều tư liệu quý được giới thiệu với công chúng như giấy chứng minh số 305 ngày 1.3.1946 chứng nhận cụ Hồ Chí Minh là đại biểu Hà Nội tại Quốc hội khóa 1. Đặc biệt, người xem còn được tận mắt nhìn thấy bản viết tay Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19.12.1946 và nhân dịp 7 năm ngày toàn quốc kháng chiến (1952).
Triển lãm khép lại với những hình ảnh Hà Nội của ngày hôm nay yên bình và phát triển không ngừng.
|
|
|
|
|
Theo Báo Thanhnien |
Bao nhiêu năm nay thiếu nhi vẫn “khát” những chương trình, ấn phẩm giải trí dành riêng cho lứa tuổi mình
Chỉ còn vài ngày nữa, Chương trình nghệ thuật "Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ" sẽ diễn ra sau bao nhiêu mong mỏi, đợi chờ. Đây sẽ là lần đầu tiên, bà con ở vùng đất chiến khu cách mạng được thưởng thức một đêm nhạc không chỉ có qui mô hoành tráng, mà còn mang tính nghệ thuật đích thực và nhân văn.
Bước vào các thập kỷ đầu của thế kỷ XX, văn học - nghệ thuật Việt Nam theo xu hướng hiện đại đã từng bước được khẳng định. Ðó là kết quả của sự vận động nội tại trước yêu cầu của lịch sử, là kết quả của quá trình tiếp biến với văn hóa - văn minh phương Tây, là sự xuất hiện của một đội ngũ văn nghệ sĩ "kiểu mới"...
Từ ngày 15-8-2010, thông tư “Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” do Bộ VHTTDL ban hành bắt đầu có hiệu lực. Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể là việc làm cần thiết, nhưng điều đáng quan tâm những di sản nào sẽ được lựa chọn?
Ngân hàng Phát triển Đức (KfW) vừa gửi thư đến UBND tỉnh Quảng Bình về việc (tỉnh phải) hoàn trả số tiền 200.000/360.000 euro mà ngân hàng này đã chi cho dự án Bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Tại sao lại có cơ sự như vậy?
Tối 20-21/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các nghệ sỹ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam sẽ phối hợp biểu diễn chương trình hoà nhạc đặc biệt mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội và chào mừng 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.