Ngày hôm qua, Hội Nhạc sỹ Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố kế hoạch tổ chức “Ngày Âm nhạc Việt Nam” lần thứ nhất.

 

“Ngày Âm nhạc Việt Nam” được tổ chức nhằm góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian, truyền thống và tôn vinh nền âm nhạc Cách mạng Việt Nam qua hơn nửa thế kỷ hoạt động.

Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam Đỗ Hồng Quân khẳng định "Ngày Âm nhạc Việt Nam" có thể coi là ngày hội lớn, một festival của giới hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp và công chúng yêu nhạc cả nước, khuyến khích các tài năng âm nhạc tiếp tục cống hiến, đặc biệt là các tài năng trẻ.

Trong ngày hội này, các tác phẩm xuất sắc của Giải thưởng Hội Nhạc sỹ hàng năm và các tác phẩm có sự hỗ trợ đầu tư sáng tác của Nhà nước sẽ được biểu dương và giới thiệu.

Đây cũng là dịp để ca ngợi truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi đất nước, ca ngợi công cuộc đổi mới, tham gia vào cuộc vận động lớn “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”...

Tại Hà Nội, “Ngày Âm nhạc Việt Nam” sẽ được khai mạc vào chiều 3/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Lễ khai mạc sẽ có nhiều tiết mục đặc sắc, có ý nhĩa như các tiết mục hòa tấu, độc tấu của nhạc cụ dân tộc như hòa tấu “Trống hội ngày xuân”, độc tấu đàn bầu “Niềm tin tất thắng”, hòa tấu đàn nguyệt “Chung một niềm tin”...

Ngoài các chương trình tổ chức tại Hà Nội, “Ngày Âm nhạc Việt Nam” còn được nhiều tỉnh, thành hưởng ứng với các tiết mục đặc sắc như tại Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng...

Lễ khai mạc "Ngày Âm nhạc Việt Nam" sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam./.

                                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hơn 200 tay chiêng huyện Cao Phong tham gia biểu diễn tại Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ IV

'Điều còn mãi'2010: Sự giãi bày của hội họa cùng âm nhạc

Hòa nhạc "Điều còn mãi" năm nay không chỉ thuần Việt mà còn "thuần Hà Nội" bởi những tác phẩm âm nhạc đều do các tác giả là người Hà Nội hoặc đã định nghiệp ở Hà Nội sáng tác. Họa sĩ Đào Hải Phong, một người con của thủ đô sẽ tham gia sự kiện âm nhạc giàu ý nghĩa này bằng 30 bức tranh vẽ về Hà Nội, bày ở sảnh Nhà hát Lớn vào lúc 14h ngày 2/9/2010.

Sân khấu đề tài lịch sử vẫn hút khán giả

Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được đánh giá là một cuộc chơi sang của người làm nghệ thuật sân khấu. Dựng một vở lịch sử đã khó, để có doanh thu bằng vở lịch sử lại càng khó… Tuy nhiên nhìn vào sự hưởng ứng và số lượng khán giả đông đảo các đêm diễn ra tại liên hoan đã cho thấy một khía cạnh khác. Đó là đề tài lịch sử nếu người nghệ sĩ biết làm hay thì vở diễn vẫn có sức hút.

“Chưng cất” nỗi nhớ thành ca khúc

LTS: Vì mang “nỗi buồn tiểu tư sản” mà 40 năm sau khi ra đời, Hướng về Hà Nội của nhạc sĩ Hoàng Dương mới được hát công khai trên sân khấu

Ngày mới ở Côn Ðảo

Hằng ngày, đúng sáu giờ sáng, Ðài Phát thanh - Truyền hình Côn Ðảo lại cất lên giai điệu bài Chiến sĩ Việt Nam của Văn Cao. Bản anh hùng ca ấy ra đời từ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đã từng thúc giục bao thế hệ chiến sĩ Việt Nam ra chiến trường, chấp nhận hy sinh gian khổ để đất nước có ngày độc lập, tự do. Và giờ đây, mỗi sáng Côn Ðảo lại thức dậy với khúc tráng ca ấy, nghe mà lòng rạo rực khôn nguôi...

Trào lưu tự biến mình thành bản sao thần tượng phim ảnh

Khi một bộ phim Hàn gây sốt được chiếu trên truyền hình, nhiều người đi đường ở TP HCM lại bắt gặp nhan nhản những "bản sao" hàng loạt của nhân vật chính trong phim. Mắt của Kim Tae Hee, mũi của Han Ga In, môi của Kim Hye Soo, quần áo thì theo phong cách bohemian của Moon Geun Young, còn tính cách thì y hệt Jeon Ji Hyun trong phim “Cô nàng ngổ ngáo”… nhiều bạn trẻ giờ đây không còn nhận ra đâu là con người thật của chính mình.

 “Phụ mẫu tại tiền như Phật tại thế”

(HBĐT) - Tích xưa kể lại rằng Đại lễ Vu Lan bắt nguồn khi Đức Phật Bản sư – người đã dạy đạo hiếu và giúp cho Bồ tát Mục Kiều Liên giải thoát mẹ khỏi cảnh ngạ quỷ - đi hành hoá (giáo hóa). Trên đường đi hành hoá, thấy một đống xương khô bên đường, Đức Phật liền đảnh lễ (cúi lạy).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục